Những sự cố hi hữu trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

Thí sinh được công an đưa đến kịp giờ thi
Thí sinh được công an đưa đến kịp giờ thi
(PLVN) - Kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 các sĩ tử trên cả nước đã phần nào trút được áp lực thi cử. Trong những ngày thi đã qua, nhiều tình huống hy hữu đã xảy ra...

Thí sinh suýt muộn giờ vì... ngủ quên

Trong sáng ngày 26/6, tại điểm thi THPT Lê Hồng Phong các thí sinh đã có mặt để chuẩn bị làm bài thi thì thí sinh Trần Thị Yến (ở tổ 5 phường Quang Trung, Thành phố Hà Giang) chưa đến điểm thi. 

Lúc này, Đại úy Vũ Đức Lợi - Phó trưởng Công an phường Minh Khai (Thành phố Hà Giang) đã xuống phường Quang Trung tìm nhà của Yến. Khi tới nơi, Yến vẫn còn đang ngủ, anh Lợi gọi thí sinh này dậy và yêu cầu lên xe để đưa đến điểm thi cho kịp giờ. Chỉ còn khoảng 3 phút nữa là Yến sẽ mất cơ hội được dự kỳ thi quan trọng. 

May mắn cũng mỉm cười với em Trương Thị Thành ở thôn Hố Dẻ, xã Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang với tình huống tương tự. Sáng ngày 27/6, trong khi các thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lục Nam, huyện Lục Nam đã làm xong các thủ tục để vào phòng thi, giám thị phát hiện thí sinh Thành chưa có mặt nên đã báo lại cho Hội đồng thi. 

Tổ bảo vệ vòng ngoài và thanh niên tình nguyện liên lạc được với nữ sinh không được,  Trung úy Nguyễn Xuân Khương, cán bộ Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Lục Nam và Bí thư đoàn trường đã đi xe máy 12 km tìm về nhà thí sinh.

Hai thí sinh này may mắn đến kịp giờ thi do được lực lượng công an “hộ tống”. Lý do những thí sinh này không đến phòng thi đúng giờ đều vì... ngủ dậy muộn. Người thân của hai em đều đi vắng hết, chỉ mình em ở nhà. Đêm hôm trước, do ôn bài đêm đến gần sáng mới chợp mắt nên em ngủ quên. 

Suýt muộn thi vì mải tìm... bò lạc

Đó là trường hợp của thí sinh Hồ Văn Lích (sinh năm 2000, ở thôn Chân Rò, xã Đakrông). Trong buổi thi sáng ngày 25/6, tại điểm thi Trường THPT Đakrông (Quảng Trị) khi thí sinh này mải lo lên rừng... tìm bò mà quên mất giờ thi. Khi các thí sinh đã vào phòng, giám thị phát hiện em Hồ Văn Lích còn vắng mặt.

Nhà của Lích cách điểm thi khoảng 8km, qua 1 con suối. Nhận được thông tin, đội tình nguyện Tiếp sức mùa thi của trường đã cử người đến tìm em và nhanh chóng đưa tới điểm thi cho kịp giờ.

Thí sinh bị trộm lấy sạch tiền bạc để lại thẻ dự thi và chứng minh nhân dân

Chuyện hy hữu xảy ra vào đêm ngày 24/6 tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Sáng sớm ngày 25/6, trước giờ đi thi, nữ sinh Quỳnh A và mẹ phát hiện cửa nhà bị bẻ khóa, tiền cùng nhiều tài sản bị mất trộm.

 

Điều đáng nói là dù vơ vét hết tiền của nhưng tên trộm vẫn để lại chứng minh nhân dân và thẻ dự thi của Quỳnh A. Nữ sinh cho hay em rất mừng vì giấy tờ vẫn còn, nếu không sẽ đủ bình tĩnh để đi thi.

Thí sinh bỏ thi vì phụ huynh tử vong

Kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua cũng có thí sinh đang thi nhưng bỗng nhiên nhận được tin dữ từ người thân về việc bố, mẹ tử vong.

Như trường hợp của thí sinh Văn P (học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Phú, Quảng Nam) phải bỏ thi vì nghe tin bố sát hại mẹ. Em mới chỉ hoàn thành bài thi môn Văn vào sáng 25/6.

Sự việc xảy ra vào trưa 25/6, hai vợ chồng ông Văn M (47 tuổi, ngụ thôn Phú Cốc Tây, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) làm gà chuẩn bị đám giỗ cha mẹ. Trong lúc làm gà, hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn nên cãi nhau. Đỉnh điểm, ông M dùng con dao cầm sẵn trên tay đâm bà Võ Thị B (45 tuổi, vợ ông M) tử vong.

Hay thí sinh Diệu L (học sinh lớp 12A Trường THPT Phúc Trạch, Hà Tĩnh) cũng bỏ dở kỳ thi khi nghe bố đột ngột qua đời. Bố của L là ông Ngọc B (sinh năm 1972, trú xã Hương Lâm, huyện Hương Khê) sau khi đưa con đi làm thủ tục thi đi đánh cá đổi bữa cho con đã không may phát bệnh tim qua đời. 

Khi nghe tin, L quá đau đớn, không còn tâm trạng nên phải bỏ thi môn Tiếng Anh. 

Những trường hợp này đều được nhà trường làm đơn được đặc cách xét tốt nghiệp.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?