Nhọc nhằn học trực tuyến cùng con

Nhọc nhằn học trực tuyến cùng con
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cho rằng, học trực tuyến hiệu quả chỉ thực sự tốt với con số khoảng 20% học sinh tự học và học nghiêm túc. Với học sinh tiểu học thì vô cùng khó khăn, đặc biệt học sinh lớp 1, 2 thì phụ huynh phải sắp xếp thời gian, công việc ngồi hỗ trợ bên con...

Không còn sự bỡ ngỡ về dạy học trực tuyến như đợt Covid-19 năm trước, ngay khi các đợt bùng dịch, các địa phương đã kích hoạt việc dạy, học trực tuyến. Tuy nhiên, thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cho rằng, học trực tuyến hiệu quả chỉ thực sự tốt với con số khoảng 20% học sinh tự học và học nghiêm túc. Với học sinh tiểu học thì vô cùng khó khăn, đặc biệt học sinh lớp 1, 2 thì phụ huynh phải sắp xếp thời gian, công việc ngồi hỗ trợ bên con...

Do ban ngày phụ huynh đi làm, sợ các bé còn nhỏ quá không thể tự học được nên phụ huynh và giáo viên lớp con mình thống nhất giờ học trực tuyến là 19-21 hoặc sớm hơn là từ 18-20 giờ tối để bố mẹ có thể hỗ trợ con học. Phần đa phụ huynh đều vô cùng ức chế và căng thẳng bởi đường truyền phập phù, giờ học ồn ào, khi các con nói chuyện, phụ huynh hướng dẫn nhau về kỹ thuật, giải bài… 

“Mỗi lần cho con học trực tuyến là mình thực sự ức chế với Zoom. Đăng nhập trên máy tính thì bị lỗi nên chuyển qua điện thoại dùng 3G, 4G cũng bị lỗi tiếp. Đổi sang điện thoại khác được chút lại phải chuyển qua laptop. Zoom bị quá tải hoặc đường truyền của ISP bị bóp băng thông, nghẽn mạng liên tục như vậy nên việc học của con thường xuyên bị gián đoạn”, một phụ huynh chia sẻ. Không những thế, giờ học vào buổi tối sinh hoạt chung của gia đình, nên nếu gia đình không có phòng riêng cho con học sẽ khá ồn, hoặc cả nhà phải “học” cùng con.

Anh Nguyễn Khiêm, quận Long Biên cho biết: “Vợ chồng mình đều là công nhân, trình độ công nghệ tờ mờ, thực sự rất vất vả khi phải mày mò để kèm con học. Có con muộn, nên giờ có tuổi rồi, mắt mũi kèm nhèm, do đó gần tháng qua cũng căng thẳng vô cùng”. 

Cô giáo Vũ Thu Hà, giáo viên tiểu học cho rằng, việc dạy trực tuyến không mấy hiệu quả và khiến phụ huynh, giáo viên, học sinh đều vất vả. Đối với hình thức giảng dạy trên lớp, đôi khi học sinh còn lơ đãng, không chịu học chứ đừng nói đến việc học trực tuyến. Vì thế, chỉ có khoảng trên dưới 20% học sinh là chịu học. Đặc biệt với học sinh tiểu học rất khó tập trung để học trực tuyến.

Học sinh cấp hai, cấp ba thích ứng nhanh hơn với việc sử dụng công nghệ và có ý thức tập trung cao hơn. Việc dạy và học trở nên dễ dàng hơn khi trò hiểu yêu cầu của thầy, biết chuẩn bị bài trước, chủ động thảo luận với thầy cô. Nhưng với nhóm tuổi tiểu học, độ tuổi 5 đến 10, các em chưa thể đủ kỹ năng xử lý tình thế một mình học online ở nhà, tự bám theo lịch học. Trong quá trình học, đôi khi mạng yếu và bị bật ra ngoài, nhiều em không biết vào lại như thế nào…

Mặc dù với lớp 1,2 thậm chí mầm non, học trực tuyến bị xem là hình thức, bởi không hiệu quả. Thậm chí, có nhiều đề nghị nên dừng việc học trực tuyến với các lớp bé này. Cùng với đó, hiện phụ huynh cũng đang đứng ngồi không yên vì đáng lẽ sau kỳ nghỉ 30/4 sẽ là thi học kỳ 2 và kết thúc năm học. Thế nhưng, dịch bùng phát và phần đa các địa phương đều chưa tính tới việc thi trực tuyến, nên phụ huynh sẽ còn tiếp tục kẽo kẹt học cùng con trong khi chờ dịch tạm ổn để con trở lại trường hoặc trước khi có phương án mới cho những trường chưa thi học kỳ 2…

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.