Nhiều kế toán hoang mang trước kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương

Ông Vũ Văn Lương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương.
Ông Vũ Văn Lương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương.
(PLO) - Nhận thấy kế hoạch luân chuyển kế toán (là viên chức chuyên môn) tại các trường của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Dương có nhiều bất cập, một số kế toán các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có đơn kiến nghị, mong muốn được xem xét và giải quyết thỏa đáng.

Gửi đơn tới Báo Pháp luật Việt Nam, một số kế toán các trường THPT ở Hải Dương cho biết, ngày 5/12/2017, Sở GD&ĐT Hải Dương đã ban hành Kế hoạch 1526/KH-SGD&ĐT về việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý và chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức lãnh đạo, quản lý cơ quan Sở GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc. Đối tượng định kỳ chuyển đổi vị trí công tác có cả vị trí kế toán ở Sở, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở.

Đến ngày 20/12/2017, Sở GD&ĐT Hải Dương tiếp tục có Công văn số 1592/SGDĐT-TCCB về công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch luân chuyển và chuyển đổi vị trí công tác gửi hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập. Công văn yêu cầu hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập thực hiện chỉ đạo kế toán của đơn vị hoàn thành việc quyết toán quý, quyết toán năm đúng quy định phục vụ tốt cho việc chuyển đổi vị trí công tác vào quý II/2018.

Tuy nhiên, kể từ khi ra Kế hoạch 1526/KH-SGD&ĐT đến nay đã nửa năm nhưng Sở GD&ĐT Hải Dương vẫn chưa có động thái cụ thể nào về công tác chuyển đổi đối với viên chức kế toán của các trường như: Ra thông báo cụ thể, công khai danh sách các viên chức được chuyển đổi, thời gian, địa điểm luân chuyển, gặp gỡ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, trao đổi với người dự định chuyển đi... khiến cho phần lớn viên chức làm công tác chuyên môn (kế toán) của các trường trung học phổ thông trên địa bàn Hải Dương đều rất hoang mang, lo lắng. 

“Về công tác luân chuyển vị trí kế toán là viên chức chuyên môn, chúng tôi đã có ý kiến đề nghị cho biết kế hoạch và luân chuyển cụ thể ra sao? Tuy nhiên, Giám đốc Sở và tổ chức cán bộ Sở đều không thông tin rõ ràng. Chúng tôi nhận thấy, việc luân chuyển chúng tôi sang các trường khác, các huyện khác sẽ gây thêm những khó khăn cho cuộc sống vốn đang gặp nhiều khó khăn của chúng tôi” - một kế toán cho biết.

Theo họ, công việc kế toán là một công việc cần tính cẩn thận, ổn định. Cán bộ phụ trách công việc này chủ yếu là nữ. Nếu luân chuyển sẽ gây nhiều khó khăn cho việc đi lại, chăm sóc gia đình, con cái… Nhưng Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương đã không xem xét đến tâm tư, nguyện vọng của họ là muốn ổn định đảm bảo hiệu quả công việc. Đặc biệt, trong các cuộc họp triển khai công tác luân chuyển không nói rõ việc luân chuyển tiến hành trong địa bàn huyện hay tỉnh, gây nhiều hoang mang, lo lắng cho tập thể những người đang làm công tác kế toán tại các trường. “Một số người thậm chí muốn xin nghỉ việc nếu việc luân chuyển gây không đúng, làm ảnh hưởng đến gia đình và cuộc sống”, đơn viết.

Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Văn Lương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương cho biết: Đây là quy định của Chính phủ. Sở thực hiện căn cứ theo quy định của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh chứ không phải là ý kiến của Sở GD&ĐT Hải Dương. Kế hoạch luân chuyển đã có và sẽ thực hiện trong năm học này. Tinh thần là trường nào cũng phải luân chuyển, điều này là bắt buộc. Tuy nhiên, cụ thể ai về đâu thì hiện nay chưa có. Quan điểm của Sở là luân chuyển trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho anh chị em về địa điểm được chuyển đến. Ví dụ, họ làm ở Chí Linh nhưng khi luân chuyển sẽ không thể điều họ về tận Ninh Giang làm. 

“Những trường hợp chị em phụ nữ đang mang thai hoặc có con nhỏ sẽ chưa phải thực hiện. Hiện chúng tôi đang làm công tác kiểm tra, rà soát để có thể bố trí việc luân chuyển sao cho phù hợp, thuận lợi cho công việc của họ. Ai có ý kiến, kiến nghị gì, Sở sẽ giải đáp bất kỳ lúc nào”- ông Lương nói.

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.