Người trẻ và sự cô đơn đến tận cùng

(PLO) - Mới đây, việc một nam sinh ở TP HCM nhảy lầu tự tử vì áp lực học hành đã gây ra cú sốc không nhỏ cho các bậc phụ huynh. 

Cuối năm 2015, một nữ sinh ở Bình Dương đã nhảy xuống đập nước tự tử. Cuối năm 2017, một nam sinh ở TP HCM tự tử vì bị điểm 3 môn Tiếng Anh (trong khi em là thành viên đội tuyển học sinh giỏi môn Tiếng Anh của trường). Cho đến đầu tháng 1/2018, một nữ sinh học giỏi ở Hà Tĩnh đã tự tử chỉ vì không đạt được kết quả như kỳ vọng của thầy cô và cha mẹ…

Khi người trẻ cô độc

Mới đây, một du học sinh Việt Nam tại Mỹ tự tử khiến bạn bè và gia đình bất ngờ. Bởi trước đó, trên facebook của chàng trai này là những topic, hình ảnh vui vẻ hàng ngày. Đó là những điều dễ nhận thấy với những bạn trẻ khi bề ngoài họ chẳng mấy khác thường, thậm chí đa số còn là những tiểu thư, các chàng trai gia đình khá giả. Khi họ thấy đơn độc, hoang mang, hay cuộc sống đủ đầy tới nhàm chán. Không ai biết được phía sau mỗi con người hiện đại là sự cô đơn tận cùng, phía sau những vui vẻ hài hước trên thế giới ảo chỉ giản đơn là khi “bàn tay ta thơm mùi bàn phím”, người trẻ sống trên thế giới ảo nhiều hơn là thật. 

Còn ở tuổi phổ thông, một chuyên gia tâm lý kể lại câu chuyện, H.N, một cô bé đang học lớp 12 tại một trường danh tiếng của Hà Nội đã rất khó khăn khi chia sẻ: “Năm học lớp 7 em từng bị tẩy chay. Khoảng thời gian đó em đã nghĩ khá nhiều đến chuyện tự tử. Thậm chí em từng thử, nhưng không thành".

Nếu nhìn vào môi trường học tập tốt, học sinh đạt điểm số cao và năng động, tuy nhiên cuộc sống của H.N lại không hề vô tư, vô lo như nhiều người vẫn nghĩ về lứa tuổi học trò. Tương tự, chị H.A, có con gái đang học lớp 9, gia đình hạnh phúc, đủ đầy, nhưng con gái chị vẫn thường xuyên than thở, chán nản, muốn... chết. Và tất nhiên, chị phải gạt đi, đánh lạc hướng cô bé ra khỏi vùng tiêu cực ấy”. 

Trở lại ngôi trường của nam sinh lớp 10 tự tử mới đây, khó ai có thể tưởng tượng được trong số những học sinh của những ngôi trường danh tiếng ấy, có bao nhiêu em đeo lên mình chiếc mặt nạ nói cười, chiếc mặt nạ “con ngoan, trò giỏi” với chính những người thân thiết nhất của mình. Để rồi mỗi khi chỉ còn lại một mình trong phòng riêng, các em phải vật lộn với những suy nghĩ chán chường và những viên thuốc suy nhược thần kinh.

Nếu xem lịch học của học sinh Trường Nguyễn Khuyến được chia sẻ trên mạng cũng đủ choáng váng: Hàng ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu, các em phải thức dậy từ 5:30 và học đến 22 giờ. Thứ Bảy, Chủ nhật và thậm chí các ngày lễ cũng học luôn! Lý giải cho việc này, thầy hiệu trưởng của trường cho rằng nếu học sinh lớp 12 không tập trung học sẽ không thể thi đậu đại học. Trên thực tế, đúng là trong nhiều năm liên tục, Trường Nguyễn Khuyến luôn là trường có tỷ lệ đậu ĐH 100% và đây là cái nhãn mác hấp dẫn để phụ huynh đổ xô đến để gửi con vào đây. 

Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 1 triệu thanh, thiếu niên chết vì tự tử. Tại Việt Nam, tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai với những người trẻ tuổi, chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Mỗi năm, các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa biết bao thông tin về những vụ tự tử học đường. Có người thương xót cho sự ra đi quá sớm của các em, có người lại chỉ trích các em nông nổi, bồng bột. Nhưng theo sau những lời bình luận ấy, chưa có thay đổi nào đáng kể. Những lời kêu cứu của một thế hệ cô đơn vẫn còn bỏ ngỏ trong im lặng. 

Có thứ thuốc độc mang tên “người khác”

Chị Hoàng Hường, một người mẹ có con năm nay vào lớp 10 đã có những bày tỏ thấu đáo: “Trước khi tự tử, nam học sinh để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn con mình được học lớp đứng đầu khối”. Dòng sapo ngắn gọn trên báo gọn gàng, lạnh lùng đến rợn người. Đứng đầu khối, đứng đầu lớp, thậm chí đứng đầu nhóm anh chị em trong gia đình… từ lúc nào luôn trở thành tiêu chuẩn đánh giá một cá nhân nào đó.

Đứng đầu nghĩa là giỏi, là chăm chỉ, là hơn người khác; nhưng tại sao nhất định phải hơn? Không ai trả lời được! Hơn cái gì và có chắc cái hơn đó là tốt không? Cũng không ai trả lời được! Chỉ biết rằng ai cũng nhủ thầm mình nhất định phải hơn “thằng/con bên cạnh”, con mình nhất định phải điểm cao hơn con người khác, bồ của mình nhất định phải đẹp/xinh/giàu/giỏi hơn bồ người khác, trường mình học đẳng cấp hơn trường người khác…

Trong khi đó, thành công hay giá trị là những thứ thuộc về riêng mình, phẩm chất và sự nỗ lực của mình. Sự trưởng thành và thay đổi của chính mình, chứ không phải mình buộc phải giống một ai đó, hay phải trở thành một ai đó, hay phải đứng ở một vị trí nào đó: đầu lớp, đầu khối, đầu cơ quan, đầu thế giới. Ngay việc phải là chính mình của ngày hôm qua đã không thể; hôm qua bạn có thể trẻ hơn, khoẻ hơn, hồn nhiên hơn, bạn làm một việc cụ thể tốt hơn. Và mỗi đứa trẻ sinh ra đã là một cá thể riêng, muốn nó là phiên bản của chính bạn cũng không được, dù bạn có xuất sắc, ưu tú chăng nữa.

Điều bạn nên làm là hãy khuyến khích chúng trở thành phiên bản tốt nhất của chính nó, làm hết khả năng của nó, vun vén cho sở trường và đam mê của nó, chỉ ra và tạo ra những lựa chọn, hơn là sống chết chui vào một cái khung để rồi kẹt cứng trong đó.

Thực tế, có khá nhiều gia đình đặt áp lực nặng nề lên vai con mình. Có thể nói, cái đích vào trường chuyên lớp chọn, vào ĐH luôn là mục tiêu của các bậc phụ huynh. Nhưng ngày nay, nhiều người đã nghĩ khác, không phải bạn giỏi là con bạn cũng giỏi. Và điều bạn không làm được, sao con bạn phải làm? Trong khi để trưởng thành hay thành công, mỗi con người phải có lòng kiên nhẫn, tinh thần khoan dung, khả năng tập trung, khả năng hợp tác với người khác, khả năng vượt khó, khả năng chịu đựng và vượt qua sự chỉ trích…Và đặc biệt nó đến thông qua việc cá nhân tích lũy nền tảng văn hóa cơ bản của bản thân thông qua việc đọc sách và biểu đạt bản thân thông qua thể thao, văn học, nghệ thuật, hoạt động xã hội…

Đơn giản như một ông bố họa sỹ đã thốt lên trước ước mơ làm bánh của con gái mình: “Đó là một giấc mơ nhỏ, của một cô gái nhỏ về một tiệm bánh nhỏ, với những khách hàng nho nhỏ, để đi đến một cuộc sống nho nhỏ, xinh xinh, đẹp đến thơ mộng! Bố khá yên tâm với con gái, một cô bé đa cảm, sống đơn giản với những sở thích đơn giản và đặc biệt không bị bất cứ áp lực, thần tượng, hay một ai đó chi phối. Cứ hát những bài ca nhỏ, làm những việc nhỏ, để đi đến một đời sống nhỏ và thật đẹp! Bởi vì đẹp không phụ thuộc vào sự lớn nhỏ. Đẹp đơn giản là sự hài hòa và phù hợp với chính bản thân mình. Với giấc mơ cũng vậy, không có giấc mơ lớn hay nhỏ, chỉ có một điều rằng, mình có dành toàn bộ cho nó hay không mà thôi”...

Tin cùng chuyên mục

Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2023. Ảnh: VNU

Tuyển sinh lớp 10 chuyên Hà Nội năm 2024 thế nào?

(PLVN) - Lịch thi vào lớp 10 các trường THPT chuyên trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ diễn ra trong 3 ngày 8,9 và 10/6. Ngoài thi 3 môn chung (Toán, Văn, Ngoại ngữ) thí sinh sẽ làm thêm bài thi môn chuyên (ngày 10/6) theo nguyện vọng đăng ký.

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.

Nữ sinh khiếm thị và hành trình thắp sáng ước mơ trở thành nhà báo

Cô gái khiếm thị Phương Anh và niềm đam mê học tập. (Ảnh: Yến Nhi)
(PLVN) - Không may mắn như bạn bè đồng trang lứa, đôi mắt của Tiêu Phương Anh từ nhỏ đã không được tốt, nhìn mọi vật xung quanh và đi lại đều rất khó khăn. Tuy nhiên, vượt qua những rào cản ấy, cô gái này luôn thắp sáng trong mình ngọn lửa đam mê, quyết tâm trở thành một nhà báo trong tương lai.