Ngăn chặn bạo lực học đường: Chỉ nói thôi chưa đủ!

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chỉ trong chưa đầy 20 ngày đã xảy ra hai vụ tử vong do bạo lực học đường. Một lần nữa, hồi chuông khẩn thiết lại gióng lên về vấn nạn bạo lực học đường...

Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Liên tiếp các vụ xô xát gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra thời gian qua xuất phát từ mâu thuẫn của các nhóm học sinh.

Chiều 18/4, hai nhóm gồm 13 nam sinh thuộc các trường THCS trên địa bàn thành phố Nam Định đi đá bóng tại sân bóng cỏ nhân tạo Cô Tô Canh trên đường Trần Đăng Ninh, thành phố Nam Định. Do phạm lỗi trong khi đá bóng nên hai nhóm xảy ra cãi vã, ẩu đả tại khu vực lán để xe của sân bóng. Sau đó, Ng.G.H. đã dùng dao bấm đâm vào vùng ngực phải một học sinh lớp 9 Trường Hoàng Văn Thụ gây tử vong, đồng thời đâm vào tay phải một học sinh lớp 8 Trường này gây thương tích.

Trường hợp khác, sáng 1/4, tại địa phận xã Hồng Hà (Đan Phượng, Hà Nội), một học sinh lớp 8 Trường THCS Hồng Hà bị một học sinh lớp 9 cùng trường dùng dao đâm tử vong.

Trước đó, tại xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái xảy ra vụ hai học sinh mâu thuẫn dùng dao nhọn đâm bạn cùng trường. Giữa tháng 3/2021, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài 5 phút ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị bạn đánh ngay trong lớp học. Sự việc được xác nhận xảy ra tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP HCM. Còn tại Hà Nội, xuất phát do mâu thuẫn liên quan tin nhắn trên mạng xã hội, một nữ sinh Trường THCS Sen Phương (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) bị đánh “hội đồng” và tung lên mạng xã hội. Trường hợp một nữ sinh THCS bị nhóm học sinh khác đánh “hội đồng” cũng diễn ra tại quận Hồng Bàng, Hải Phòng ngay đầu tháng 3…

Gia đình, thầy cô phải là điểm tựa

Lý giải nguyên nhân vấn nạn học đường, GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam nhận định, ở tuổi dậy thì, các em muốn nổi trội, muốn được người khác quan tâm, càng nhiều người biết càng thích, không cần việc đó tốt hay dở, mà chỉ muốn khẳng định mình. Một điểm nữa phải nói đến là cuộc sống xã hội hiện tại rất sôi động, ngày càng hối hả lôi cuốn các con người lao vào các sự kiện khác nhau. Người lớn còn suy nghĩ, hành động có cân nhắc, nhưng lớp tuổi trẻ thì không như thế. Nhiều học sinh trái ý mình là có thể nổi khùng, ẩu đả nhau luôn, dẫu chỉ là chuyện rất nhỏ.

Đau lòng hơn, những người đã gây ra bạo lực học đường và cả những người chứng kiến bạo lực nhưng thay vì ngăn cản hành vi xấu lại thờ ơ, vô cảm, dùng điện thoại quay clip tung lên mạng để “câu like”, đều là những người bạn với nạn nhân. 

“Với tuổi thiếu niên (11-15 tuổi) là giai đoạn có nhiều thay đổi cả về tâm, sinh lý và xã hội dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý, nhân cách. Chỉ cần một tác động xấu từ gia đình, nhà trường, xã hội có thể gây ảnh hưởng suy nghĩ, lối sống của học sinh, hình thành nhân cách không đúng dẫn đến những vụ bạo lực học đường hay hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó, trước hết chính bố mẹ, thầy cô phải là những người bạn đồng hành, tấm gương sáng và định hướng những giá trị tốt đẹp để các em noi theo. Đồng thời, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các học sinh để có thể nắm bắt tình hình cũng như tâm, sinh lý của các em, từ đó áp dụng biện pháp phù hợp”, theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú.

PGS.TS Phạm Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Hợp tác và Đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, những biện pháp giáo dục về văn hoá ứng xử trong nhà trường có thể chưa thực sự phát huy hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số. Trẻ cần được giáo dục về giá trị sống, kỹ năng sống tích cực như yêu thương, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, kỹ năng lắng nghe, giao tiếp, tìm kiếm giải pháp khi gặp mâu thuẫn, có lẽ đây cũng là bước đầu tiên để giải quyết vấn nạn hậu quả học đường. Theo đó, để hỗ trợ được tốt nhất cho học sinh, các bên liên quan phải cùng vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với nhau, gồm lãnh đạo nhà trường, gia đình, thầy cô giáo và chuyên viên tâm lý học đường.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng nhận định, hiện nay chương trình giáo dục còn nặng nề về kiến thức mà chưa thực sự chú trọng những kỹ năng và giá trị sống, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhiều học sinh chưa trang bị được đủ các giá trị giáo dục sống như giá trị yêu thương, giá trị tôn trọng, giá trị khoan dung. Học sinh không được giáo dục một cách đầy đủ về những việc này thì khi tiếp nhận những cái xấu các em dễ làm theo, dễ bị lôi kéo, thậm chí kích động dẫn tới những hành vi bột phát.

Và điều quan trọng, gia đình, thầy cô luôn là nơi chốn, là điểm tựa để các em nhận ra sai lầm sau mỗi vấp ngã, để đứng lên. Bởi những tổn thương và những ngã rẽ có thể thay đổi cuộc đời một con người theo các chiều hướng khác nhau, từ chính những năm tháng “nổi loạn” này… 

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.