Năm pháp chế, kỷ cương của toàn ngành Giáo dục

Toàn cảnh kiểm tra tại Bộ Giáo dục Đào tạo.
Toàn cảnh kiểm tra tại Bộ Giáo dục Đào tạo.
(PLO) - Đây là quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) được Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) Lê Thị Kim Dung thông tin đến đoàn kiểm tra liên ngành về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THPL) tại buổi làm việc diễn ra hôm qua – 25/5. 

Bộ GD&ĐT là Bộ thứ hai trong kế hoạch kiểm tra năm 2017 của đoàn và đoàn kiểm tra do Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL Đặng Thanh Sơn – Phó Trưởng đoàn dẫn đầu.

Báo cáo với đoàn kiểm tra về công tác theo dõi tình hình THPL của Bộ GD&ĐT, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Mai Thị Anh cho biết, giai đoạn từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2017, Bộ GD&ĐT đều ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình THPL hàng năm.

Cũng trong giai đoạn này, Bộ đã trình ban hành 3 Nghị định của Chính phủ, 11 thông tư liên tịch và 40 thông tư của Bộ trưởng, bảo đảm tính kịp thời, hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, hàng năm, Bộ GD&ĐT có kế hoạch bố trí kinh phí phục vụ trực tiếp công tác theo dõi tình hình THPL, nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế nên chưa triển khai được hết các nội dung theo dõi đã quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình THPL.

Về tổ chức bộ máy, đã quan tâm bố trí cán bộ làm công tác theo dõi ở cả Vụ Pháp chế và Sở GD&ĐT các địa phương song phần lớn là kiêm nhiệm…

Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đề xuất đoàn kiểm tra kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế theo hướng yêu cầu xác lập, bố trí cán bộ, công chức làm chuyên trách công tác này tại các bộ, ngành, địa phương; sửa đổi, bổ sung Nghị định 59, trong đó định rõ trách nhiệm cơ quan, người đứng đầu trong việc theo dõi THPL. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Bộ Tư pháp tăng cường tập huấn, hội thảo, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ công tác theo dõi cho đội ngũ cán bộ pháp chế; đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung kinh phí phù hợp dành cho công tác theo dõi THPL…

Nhiều câu hỏi của các thành viên đoàn kiểm tra đã được đặt ra cho Bộ GD&ĐT như: Đã xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ trong công tác theo dõi tình hình THPL chưa, có tổ chức kiểm tra đội ngũ cán bộ, công chức trong việc giải quyết yêu cầu của người dân hay không…

Đồng thời, các thành viên đoàn kiểm tra còn nêu một số kiến nghị với mong muốn tăng cường hiệu quả công tác này của ngành Giáo dục, đó là kế hoạch theo dõi hàng năm nên có lĩnh vực theo dõi trọng tâm, tính toán thêm đến việc triển khai công tác theo dõi tại các cơ sở giáo dục đại học… và phản ánh khá nhiều vấn đề thực tiễn mà dư luận quan tâm, chẳng hạn là quy chế đào tạo tiến sĩ, dạy thêm – học thêm, đánh giá học sinh tiểu học…

Trước khi trả lời những câu hỏi trên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh, quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đối với năm 2017 chính là năm pháp chế, tăng cường kỷ cương trong toàn ngành. Do vậy, Lãnh đạo Bộ rất quan tâm đến công tác pháp chế nói chung, trong đó có công tác theo dõi THPL, mỗi cuộc họp giao ban thì trọng tâm thảo luận luôn là công tác xây dựng văn bản, công tác pháp chế.

Qua đây, các vấn đề thực tiễn phát sinh thường được phản ứng chính sách, trả lời báo chí, thông tin kịp thời để dư luận hiểu đúng về các mặt hoạt động của ngành Giáo dục. Dẫn chứng gần đây nhất là một trong những văn bản đầu tiên được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung khi mới nhận nhiệm vụ “Tư lệnh” ngành là Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, nay là Thông tư 22.

Thay mặt đoàn kiểm tra, Phó Trưởng đoàn, Cục trưởng Đặng Thanh Sơn ghi nhận những thành tích đạt được và một số hạn chế trong công tác theo dõi THPL của Bộ GD&ĐT. Khẳng định cùng với y tế thì giáo dục là một lĩnh vực rất được xã hội quan tâm, ông Sơn biểu dương những phản ứng chính sách của Bộ GD&ĐT đã mang lại kết quả bước đầu.

Cho biết đoàn kiểm tra sẽ tổng hợp các đề xuất của Bộ GD&ĐT, ông Sơn đồng thời đề nghị Vụ Pháp chế tham mưu cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT ban hành quy chế phối hợp trong công tác theo dõi THPL; tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác này trong bối cảnh hiện nay; thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ. Chia sẻ khó khăn của cán bộ làm công tác theo dõi THPL, ông Sơn mong muốn Bộ GD&ĐT quan tâm khen thưởng, động viên họ để công tác THPL của ngành có những khởi sắc mới.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?