Mất tuổi thơ vì... bận học?

Thời khóa biểu của học sinh lớp 6 tại một trường tiểu học trên địa bàn TP HCM.
Thời khóa biểu của học sinh lớp 6 tại một trường tiểu học trên địa bàn TP HCM.
(PLO) - Tại nhiều trường học ở TP HCM và trên cả nước đã áp dụng chương trình cho trẻ học 2 buổi với thời khóa biểu dày đặc. Trước lịch học này, đa phần phụ huynh đều than thở rằng bị tréo ngoe về mặt thời gian, cũng như lo lắng con mình học nhiều quá mà “mất tuổi thơ”.

Trẻ áp lực, phụ huynh gặp khó?

Chỉ mới vào năm học nhưng nhiều phụ huynh đã than trời vì lịch học ngày 2 buổi của con. Chị L.M.V., ngụ quận 5, TP HCM chia sẻ con chị học lớp 6 ở một trường THCS trên địa bàn quận, bắt đầu năm nay áp dụng chương trình học 2 buổi/ ngày. Nhìn vào lịch học của con, hai vợ chồng chị suýt… ngất vì lịch quá dày đặc, các giờ học từ sáng đến chiếu san sát nhau không có thời gian để nghỉ ngơi.

Bé bắt đầu có mặt tại trường ở tiết truy bài đầu giờ vào lúc 6h30 sáng và kết thúc giờ học vào lúc 5h30 chiều. Chị V. lo lắng, không biết với thời gian học dày đặc như thế, một đứa trẻ 11 tuổi sẽ làm sao tiếp nhận hết kiến thức. Đó là chưa kể đến số sách vở mà con phải cõng trên lưng hàng ngày khi đến trường. 

Không ít phụ huynh có cùng cảm nhận với chị V., bày tỏ nỗi lo lắng khi con mình phải chịu áp lực 2 buổi học/ ngày. Trong thành phố có trường chỉ mới áp dụng chương trình học 2 buổi năm nay, có trường đã thử nghiệm nhiều năm trước. Chị Đ. L., có con học tại Trường Tiểu học T.V.K, quận 10 chia sẻ, từ lớp 1 đến lớn 3, con chị đã phải học 2 buổi/ ngày, cả môn chính khóa lẫn môn phụ với thời khóa biểu sát nhau. Một thời gian, thấy con áp lực nhiều, mất tập trung, chị định đưa con về Củ Chi học ở trường gần nhà nội, nhưng thấy nhiều trường ở đây cũng có lịch học tương tự, chị đành cho con về học trường ở quê ngoại Đồng Nai để con được thoải mái.

Chị chia sẻ, khi còn học 2 buổi/ ngày, con chị ngày nào về cũng có dấu hiệu lờ đờ, kiệt sức, không vui vẻ và quan tâm đến mọi người chung quanh. Kể từ khi cho con về tỉnh học chương trình nhẹ hơn, 1 buổi/ ngày, thời gian buổi chiều cho con đi học năng khiếu theo sở trường của con và tự học, chị thấy con mình vui vẻ, khỏe khoắn và hoạt bát hơn, con tiếp nhận kiến thức cũng nhanh nhẹn hơn nhiều.

  Chuyện trẻ học 2 buổi/ ngày không chỉ khiến bản thân trẻ áp lực, mà áp lực này cũng đặt nặng lên vai phụ huynh. Nhiều phụ huynh than thở, thời gian buổi trưa đi rước con, cho ăn uống gấp gáp, bỏ giờ nghỉ trưa rồi chở ngược lại trường cả khiến cả cha mẹ và con cái đều khổ sở, hao sức, đặc biệt ở trường hợp cha mẹ đi làm xa trường học của con hay gặp ngày nắng nóng. Không phải trường nào cũng có bán trú, và tiêu chuẩn để xin được bán trú không dễ, thế nên, việc con học ngày 2 buổi trở thành nỗi ám ảnh với cả phụ huynh và học sinh là chuyện dễ hiểu. 

Với nhiều thành phố thuộc tỉnh, một số trường cũng đã áp dụng chương trình học cả ngày, tuy nhiên, trước mắt hầu như chỉ chính khóa một buổi, học các môn phụ buổi còn lại, không sít sao như nhiều trường tại TPHCM. Nhiều phụ huynh ở tỉnh cũng lo lắng nếu chương trình được áp dụng trên toàn quốc, trẻ con ở quê cũng chịu nỗi khổ của học sinh TP.

Giáo dục mất định hướng

Thời gian trước đây, Bộ Giáo dục đã thí điểm áp dụng mô hình trường học mới (VNEN), với giáo trình đổi mới và thời gian học cũng tăng lên (hầu hết là 2 buổi/ ngày). Tại nhiều nước trên thế giới, mô hình này đã cho thấy được nhiều điểm vượt trội. Tuy nhiên, với tính hình thực tế tại Việt Nam, sau một thời gian áp dụng, đã cho thấy những bất cập rõ rệt, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh. Mô hình này chỉ thực sự hiệu quả với số lượng lớp học dưới 30 học sinh, trong khi số học sinh mỗi lớp của chúng ta hiện nay trung bình không dưới 40.

Ngoài ra, việc thay đổi giáo trình đã tạo gánh nặng không nhỏ cho phụ huynh, chưa kể đến việc trẻ còn nhỏ và trước giờ chưa được hướng dẫn tự học, nay đùng một cái áp dụng cách học tự học, tự quản mới, lại mất thêm thời gian vài tiếng để chuẩn bị bài vở trước khi lên lớp. 

Ngay cả việc dùng giáo trình tiếng Anh song song tiếng Việt cũng gây khó cho cả học sinh lẫn giáo viên vì giáo viên thì trình độ chưa đủ, mà học sinh thì không có môi trường thực tập ngoài lớp học, nên đâu lại hoàn đấy… Tuy nhiên, trước nhiều bức xúc của phụ huynh, năm nay, Bộ GD-ĐT vẫn cho rà soát để tiếp tục mô hình VNEN. Phụ huynh lại tiếp tục lo lắng, nếu những bất cập trước đó không khắc phục được, thì con họ sẽ phải chịu một chương trình học nửa vời, mang tính “thử nghiệm” đến bao giờ.

Câu chuyện nửa vời trong quản lý giáo dục đã tồn tại rất phổ biến, ở rất nhiều bậc học. Nhiều quy định được đề ra rồi “để đó”, nơi áp dụng, nơi thả lỏng. Một ví dụ, cùng trên địa bàn TP HCM, có trường kiên quyết nói không việc việc giao bài tập cho trẻ về nhà, có trường lại khuyến khích, trẻ vẫn về nhà làm bài tập như thường.

Mới đây, tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018, vị đại diện Bộ GD-ĐT đã nhìn nhận một số điểm hạn chế, yếu kém của ngành Giáo dục một cách thẳng và thật. Tuy nhiên, còn một vấn đề mà vị Thứ trưởng chưa đưa ra, đó là việc cải cách và đổi mới quá nhiều, áp dụng quá nhanh và thay đổi quá nhanh. Điều đó đã dẫn đến một nền giáo dục không đồng nhất, thiếu căn bản và định hướng. Trẻ em là tờ giấy trắng, sẽ dễ dàng ghi sâu những điều được dạy.

Trẻ phải được giáo dục với phương pháp bài bản và thống nhất, hiệu quả và tiến bộ. Trẻ không phải là những chú chuột bạch thử thuốc, để ngành Giáo dục hôm nay thử chương trình nay, mai áp dụng thí điểm mới, những cuộc thí điểm vắt từ năm nay sang năm khác, mãi không có hồi kết.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?