Lối đi ngay dưới chân mình

Cô giáo Hà Ánh Phượng
Cô giáo Hà Ánh Phượng
(PLVN) - 2020 là một năm vô cùng đặc biệt đối với cô Hà Ánh Phượng khi lần đầu tiên tên cô xuất hiện 2 lần trong danh sách đại diện duy nhất của Việt Nam trong hai sự kiện quốc tế. 

Đó là giáo viên Việt Nam duy nhất được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lựa chọn trong chương trình thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á cùng 5 em học sinh có thành tích xuất sắc trên cả nước, đồng thời cũng là giáo viên duy nhất của Việt Nam lọt vào Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu do Tổ chức Varkey Foundation đối tác của UNESCO có trụ sở tại London bầu chọn.

“Cháu về miền núi dạy Tiếng Anh cho ai?”

Cô giáo Hà Ánh Phượng (SN 1991, dân tộc Mường), giáo viên dạy tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ). Lớn lên ở vùng quê nghèo xã Thượng Long, một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ), học cấp 2 Phượng đã phải xa gia đình vào học tại trường nội trú của huyện. Phượng may mắn được cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Thu Trường chắp cánh ước mơ trở thành một giáo viên tiếng Anh.

Để rèn kỹ năng ngoại ngữ, Phượng và bạn cùng giao ước, hàng ngày chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Nếu ai nói tiếng Việt sẽ bị phạt rửa bát, ăn mỳ tôm. Phượng còn kết bạn ở Úc, rồi viết thư tay bằng tiếng Anh gửi cho bạn. Để tiết kiệm tiền gửi thư, mỗi lá thư, cô cố gắng viết thật dài, trò chuyện với bạn đủ điều để rèn luyện kỹ năng viết.

Năm 2009, khi đó cô Phượng ghi danh tên mình vào giải thưởng Hoa Trạng Nguyên - Giải thưởng nhằm vinh danh những gương mặt học sinh xuất sắc nhất khối trung học phổ thông trên cả nước. Cùng năm này, cô Phượng thi đỗ Trường Đại học Hà Nội với đam mê cháy bỏng trở thành một cô giáo dạy tiếng Anh để có cơ hội dạy cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số tại quê hương.

Trong suốt những năm tháng học đại học, Phượng đi làm gia sư, hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch. Thời sinh viên cô đã phiên dịch cho các đoàn đến từ 18 quốc gia. Năm thứ 4 đại học, nữ sinh dân tộc Mường nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn, trong đó có công ty dược nước ngoài mời cô đảm nhận vị trí phiên dịch kiêm giám đốc đại diện, với mức lương 1.500 USD.

“Bố mẹ tôi đều công tác trong ngành dược, đúng ra khi có cơ hội hấp dẫn đó, tôi sẽ theo nghiệp bố mẹ. Tuy nhiên, tôi đã từ chối, tiếp tục học lên thạc sĩ theo đuổi ước mơ trở về quê hương để làm cô giáo làng”, Phượng chia sẻ. 

Thời điểm ấy, nhiều bạn thân cùng học 7 năm dưới mái trường dân tộc nội trú đã thắc mắc: “Cậu có vấn đề gì à? Tại sao cậu lại trở về quê trong khi người ta đang muốn thoát ly ruộng đồng, vươn ra thành phố thì cậu lại về quê. Chắc chắn cậu sẽ bị tụt hậu đó”. Còn có người quen ở Hà Nội thì lại khuyên “Ở trên vùng núi, người dân tộc còn nói chưa sõi tiếng Kinh, cháu về đó dạy tiếng Anh cho ai?”…

 “Người ta thường nói dạy tiếng Anh cho học sinh người dân tộc thiểu số là một bất lợi. Nhưng tôi thì nghĩ hoàn toàn khác. Tôi luôn có niềm tin vào các em học sinh của mình. Bởi vì tôi tin rằng bất cứ các em học sinh dân tộc thiểu số nào khi được sinh ra bản thân các em học sinh đó đã là những đứa trẻ đa ngôn ngữ và việc học thêm một ngôn ngữ nữa là một lợi thế chứ không phải là bất lợi”, cô Phượng chia sẻ.

Vẫn muốn được là một cô giáo làng

Thời kỳ đầu mới về trường dạy, cô Phượng cũng day dứt tại sao trẻ em người dân tộc tại Sa Pa lại có thể nói tiếng Anh hồn nhiên, lưu loát đến thế, trong khi những em học sinh của mình cũng là những người dân tộc và những đứa trẻ đa ngôn ngữ lại không thể nói được.

Và cô nhận ra rằng sự khác biệt ở đây nằm ở hai chữ môi trường và quan điểm dạy học. Đó chính là Anh ngữ là sinh ngữ, là tiếng Anh cần phải có một môi trường để nó có thể tồn tại và đây cũng chính là cơ duyên dẫn cô đến mô hình học xuyên biên giới.

Bước ngoặt đến khi năm 2018, cô tham gia cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ cuộc thi này cô biết tới một diễn đàn toàn cầu của Microsoft - nơi các giáo viên khắp thế giới tham gia chia sẻ, hỗ trợ nhau. Từ đây, cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng xây dựng mô hình lớp học xuyên biên giới, kết nối học sinh của mình với giáo viên và học sinh các nước khác, gắn liền với nội dung bài học.

Phượng kể, cô đã dùng Skype để kết nối với giáo viên và học sinh ở nước ngoài trong cộng đồng giáo dục Microsoft. Cô đã thiết kế bài giảng, thiết kế các tiết học cho học sinh tự giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc, đặc sản vùng miền. “Thời gian đầu kết nối học sinh với thầy cô ở nước ngoài, học sinh của tôi rất nhút nhát. Thấy thầy giáo trên màn hình, có em thốt lên “ông Tây” rồi trốn đi vì sợ, nhiều em ngồi im”.

Lớp học xuyên biên giới.
Lớp học xuyên biên giới. 

Thế rồi, thông qua những bài giảng mở, những buổi học gần gũi, các em học sinh dân tộc thiểu số đã vượt qua nỗi mặc cảm, tự tin học, giao tiếp, kết nối với bạn bè khắp năm châu: “Hôm nay các em muốn đi đâu? Chúng ta hãy cùng dạo quanh một vòng và gặp gỡ các bạn tại khu ổ chuột, thành phố Mumbai, đất nước Ấn Độ nhé. Các em đã sẵn sàng giới thiệu đất nước Việt Nam đến các bạn ở Ấn Độ chưa?”. 

Đây là cách cô giáo Hà Ánh Phượng mở đầu một tiết học tiếng Anh tại Trường Trung học phổ thông Hương Cần (huyện Hương Sơn, tỉnh Phú Thọ).

Học sinh Việt Nam của cô giáo Phượng trong những bộ trang phục truyền thống bắt đầu gửi lời chào đến các bạn Ấn Độ. Tất cả được kết nối thông qua một chiếc máy tính nhỏ bằng tài khoản skype của Diễn đàn Giáo viên toàn cầu.

Nhiều câu hỏi được cô Phượng đặt ra để học sinh hai quốc gia có thể tương tác, giao lưu với nhau bằng tiếng Anh. Sai ở đâu cô chỉnh ở đó. Nhờ thế mà những tiết học tiếng Anh xuyên biên giới trở thành tiết học mà các bạn học sinh mong chờ nhất.

Những học sinh người Mường tự hào giới thiệu bản sắc, văn hóa quê hương. Còn đầu dây bên kia là những tiếng cười, những tràng vỗ tay thích thú. Khoảng cách về địa lý, màu da… được xóa nhòa.

So với phương pháp dạy tiếng Anh khác, phương pháp này chỉ cần một chiếc laptop, một tài khoản skype của Diễn đàn Giáo viên toàn cầu là có thể kết nối với học sinh, giáo viên trên toàn thế giới. Cô dạy trực tuyến miễn phí cho trẻ em ở nhiều quốc gia; dạy văn hóa Việt Nam cho những trẻ em gốc Việt ở California (Mỹ).

Sáng Chủ nhật hàng tuần, cô dạy cho trẻ em ở các khu ổ chuột tại Ấn Độ. Năm 2020, dự án mang tên “Nói không với ống hút nhựa” của cô đã lan tỏa đến 40 quốc gia, qua đó truyền thông điệp bảo vệ môi trường, hạn chế dùng đồ nhựa.

Hiện, cô triển khai dự án phòng, chống bạo lực trong không gian mạng và đã cho ra đời bộ cẩm nang hướng dẫn các em học sinh cách tự bảo vệ mình. Có rất nhiều cạm bẫy trên không gian mạng luôn rình rập các em học sinh. Khi tiến hành khảo sát thực tế, có đến 2/3 học sinh cho biết từng bị bắt nạt trên không gian mạng, cô Phượng chia sẻ.

 “Thế hệ chúng tôi không có điều kiện và may mắn được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền giáo dục khác nhau. Vì thế tôi luôn mong muốn các em học sinh của mình có nhiều cơ hội hơn để làm giàu vốn tri thức, văn hóa, nếp sống… trở thành những công dân toàn cầu trong thời đại mới”, cô Phượng chia sẻ. 

“Lọt vào Top 50, rồi Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 do Quỹ Varkey bình chọn, tôi nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn từ các đơn vị, tổ chức uy tín trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn được làm cô giáo làng, tiếp tục lan tỏa niềm yêu thích học ngoại ngữ cho học sinh và thực hiện các dự án xã hội, truyền đi giá trị tích cực trong cộng đồng”… Với cô giáo Phượng, thành phố hay nông thôn không quan trọng, mà việc ngừng học của giáo viên mới là tụt hậu… 

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.