Loạt tình huống dở khóc dở cười khi học online

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Học sinh hồn nhiên đi nấu cơm, dựng hình nộm thay thế, quên tắt míc khi học... là những tình huống dở khóc dở cười khi học online được chia sẻ trên mạng xã hội.

Mới đây, câu chuyện học online của một nam sinh khiến nhiều người "cười ra nước mắt". Chuyện là đang học online cùng cô giáo và các bạn, nam sinh được mẹ yêu cầu đi nấu cơm. Cậu báo lại việc đột xuất của mình cho cả lớp.

Tuy nhiên vì sợ mọi người không tin và nghĩ rằng mình lười biếng trốn học nên cậu quyết định livestream luôn quá trình nấu cơm. Trong khi bạn hồn nhiên ngồi thái rau thì các thành viên trong lớp ngớ người quan sát rồi ôm bụng cười trước tình huống quá "bá đạo" này.

Nam sinh nấu cơm trong khi học online.
 Nam sinh nấu cơm trong khi học online.

Khi học online những tiếng động, hình ảnh của học sinh phát ra sẽ khiến nhiều người chú ý. Nhiều tình huống hài hước do quên tắt mic được chia sẻ. VT.H chia sẻ: 'Thầy giảng xong cho cả lớp làm bài tập, tôi quen thói lại hát ư ử trong khi đeo tai nghe khiến cả lớp phá ra cười. Muốn độn thổ'.

Một nữ sinh kể: “Đang học Toán thầy giảng bài tự dưng cả lớp nghe thấy tiếng thở như ngáy, xong hỏi nhau loạn lên trong group. Hóa ra có bạn ngủ quên, đã ngủ lại còn quên tắt mic'.

Quên tắt mic khiến nội dung "cuộc đấu khẩu" của hai mẹ con một nam sinh truyền đến tai cả lớp. Đến khi thấy cả lớp im phăng phắc, nam sinh "tỉnh ngộ" thì đã muộn.

'Thầy giảng bài mà quên không bật mic, giảng hết 3 slide rồi cả lớp mới ngớ người ra, thầy còn ú ớ hỏi: Hay anh chị nào tắt mic của tôi?', P.A.N cho biết sự cố hi hữu từ thầy giáo hay quên.

Trong khi đó, không ít học sinh lại sáng tạo cách để "trốn" học. Nam sinh V.Q.H "nảy ra sáng kiến" in ảnh gương mặt mình, sau đó làm hình nộm như thật với tỉ lệ tương đương. Hình nộm học hành chăm chỉ còn nam sinh nằm lăn ra giường "ngủ nướng".

Cách "sáng tạo" hình nộm học online khiến nhiều người bật cười.
Cách "sáng tạo" hình nộm học online khiến nhiều người bật cười. 

Thoạt nhìn thì hiếm ai phát hiện ra, nhưng khi quan sát kỹ gương mặt và thân hình bất động, cô giáo đã lật tẩy hành vi của cậu học trò "láu cá".

Còn T (TP HCM) “bức xúc” kể lại câu chuyện lớp mình: “Hôm trước tụi mình học online môn Toán, một ngày có 2 tiết thôi. Cả lớp “cầm cự” được một tiết rưỡi rồi thì bỗng nhiên có một bạn nữ trong lớp đăng nhập vào và để lại một cái comment như “trái bom nổ”: “Cô ơi nãy giờ em ngủ quên… cô giảng lại được không ạ?”. Không cần nói chắc mọi người cũng hiểu cảm giác lúc đấy của các bạn còn lại trong lớp rồi, xém xíu nữa là tụi mình “cách ly” bạn nữ ấy ra khỏi group lớp luôn.”

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?