Lãnh đạo Bộ GD - ĐT thông tin về phương án tuyển sinh ĐH 2017

Bộ GD – ĐT khuyên thí sinh không nên quá hoang mang  vì sự thay đổi đã được chuẩn bị trong 3 năm
Bộ GD – ĐT khuyên thí sinh không nên quá hoang mang vì sự thay đổi đã được chuẩn bị trong 3 năm
(PLO) - Thi THPT Quốc gia sẽ đổi mới theo hướng giao cụm thi về địa phương, nhiều môn trắc nghiệm trên giấy, chấm trên máy. Đề thi năm 2017 vẫn chủ yếu ở chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12. Kiến thức, kỹ năng để thi không có gì khác biệt so với năm 2016, vì vậy không có gì khó khăn với các thí sinh, kể cả thí sinh vùng khó khăn - là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga tại buổi giao lưu tuyển sinh năm 2017 tại Cổng Thông tin Chính phủ ngày 8/9.

Thưa Thứ trưởng, ngay sau khi kì thi kết thúc, nhiều ý kiến băn khoăn về việc tổ chức kỳ thi hai mục đích như hiện nay. Có ý kiến cho rằng, nên quay lại thi kiểu truyền thống, có người cho rằng nên giao cho các trường tự tuyển sinh ĐH còn thi THPT, chỉ cần Bộ “buông tay”, các Sở GD-ĐT địa phương sẵn sàng đón nhận. Có phải đó là lý do  để  xây dựng phương án tuyển sinh năm 2017?

- Hai năm qua, Bộ đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy theo tinh thần Nghị quyết số 29. Từ bốn đợt thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ mỗi năm trước đây nay chỉ còn một kỳ thi duy nhất với hai mục đích. Việc tổ chức một kỳ thi với hai mục đích như hiện nay được thực hiện theo đúng Luật Giáo dục quy định xét tốt nghiệp THPT và đúng Luật Giáo dục ĐH quy định quyền tự chủ tuyển sinh của các nhà trường.

Mặc dù nỗ lực đổi mới thi tuyển sinh tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đã được ghi nhận, nhưng đúng là vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn. Băn khoăn phổ biến nhất là khó có thể đạt được hai mục đích một cách trọn vẹn với một kỳ thi như hiện nay vì yêu cầu của xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ khác nhau. Thứ hai, xã hội băn khoăn rằng trên thực tế chỉ có khoảng 60-70 trường ĐH có tính cạnh tranh cao trong tổng số gần 450 trường ĐH, CĐ, vậy có cần thiết tổ chức thi chung để phục vụ tuyển sinh cho tất cả các trường?

- Năm 2015 là năm đầu tiên chúng ta áp dụng và tổ chức thi THPT quốc gia tại 38 cụm thi trong cả nước và đạt được những thành công nhất định. Năm 2016 chúng ta tiếp tục tổ chức thi tại tất cả các tỉnh, thành và được đánh giá là kỳ thi thành công. Tuy nhiên, kỳ thi năm 2016 còn một số bất cập, tồn tại như: tổ chức 2 cụm thi với số lượng ngày thi quá nhiều: 4 ngày 8 môn, gây mệt mỏi. Đề thi chưa thực sự đảm bảo khách quan. Công tác chấm thi cũng chưa tốt nên cần tiếp tục cải thiện để có một kỳ thi nghiêm túc, độ tin cậy cao.

Cụ thể phương án thi năm 2017 sẽ thế nào, thưa Thứ trưởng?

- Tại dự thảo thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2017, Bộ lên phương án tổng hợp một số môn thi riêng rẽ làm thành bài thi tổng hợp trắc nghiệm. Tổng cộng còn 5 bài thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).

Ngoài môn Ngữ Văn thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút, thi trên giấy do giáo viên chấm. Bốn bài thi còn lại sẽ tổ chức theo dạng bài trắc nghiệm khách quan, thi trên giấy và chấm trên máy tính. Đề thi môn Ngoại ngữ dự kiến sẽ có 40 câu hỏi trắc nghiệm làm trong 60 phút. Các bài thi Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội có 50 câu trắc nghiệm làm trong 90 phút. Trong phòng, mỗi thí sinh sẽ được cấp một mã đề thi riêng không giống nhau để tránh quay cóp.

Cả nước sẽ chỉ còn một cụm thi ở các tỉnh, không chia thành 2 cụm ĐH và Sở như năm 2016. Các trường ĐH, CĐ cử người về hỗ trợ coi thi, giám sát. Thời gian thi sẽ tổ chức cùng lúc trên cả nước. Công tác ra đề do Bộ thực hiện để đảm bảo mặt bằng chung, tránh tình trạng dạy thêm học thêm, luyện thi tràn lan như trước đây. Khi đề thi đảm bảo được chất lượng, tính phân hóa thì các trường mới có thể dùng kết quả tuyển sinh để xét tuyển phù hợp.

Tuy nhiên, nhiều thí sinh, phụ huynh không yên tâm vì năm nào cũng thay đổi phương án thi và xét tuyển ĐH? 

- Không phải năm nào cũng thay đổi hoàn toàn mà năm sau hoàn thiện phương án thi năm trước, không đổi mới hoàn toàn gây sốc cho thí sinh. Chúng ta chuẩn bị 3 năm nay rồi để có kỳ thi năm 2017.  Ví dụ 3 năm nay, Bộ đã hướng dẫn học tích hợp, sử dụng  các tổ hợp môn thi xét tuyển mới không hoàn toàn  giống các khối thi truyền thống. Như vậy là đã dần dần có những bước chuẩn bị suốt 3 năm qua để các em không bị sốc.

Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga
Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Bùi Văn Ga

Việc chuẩn bị ngân hàng đề thi có kịp với thời gian gấp vậy không, thưa Thứ trưởng?

- Đề thi năm 2017 sẽ được chọn lựa, bổ sung từ ngân hàng 17.000 câu hỏi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Nếu đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội thi với mục đích tuyển sinh thì đề thi năm 2017 thi với hai mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh. Từ thời điểm này đến gần kỳ thi năm 2017, Ban ra đề tiếp tục bổ sung vào ngân hàng đề thi này.Thực tế Bộ GD-ĐT đã giao cho ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện cách đánh giá đề thi Đánh giá năng lực trong 3 năm nay, được kiểm nghiệm thực tế và dư luận đánh giá cao. Những em thi tốt kỳ thi Đánh giá năng lực đều làm tốt đề thi THPT Quốc gia. Vì vậy, việc nhân rộng, đại trà cách thi này hoàn toàn có cơ sở.

Đề thi năm 2017 vẫn chủ yếu ở chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12. Kiến thức, kỹ năng để thi không có gì khác biệt so với năm 2016, vì vậy không có gì khó khăn với các thí sinh, kể cả thí sinh vùng khó khăn. Lý tưởng nhất là cho thí sinh thi trên máy tính, nhưng trong bối cảnh hiện nay thì chưa đủ điều kiện, vì vậy năm 2017 các em thi trên giấy nhưng chấm bằng máy.

Nhiều thí sinh bày tỏ băn khoăn bài thi tổng hợp sẽ đòi hỏi kiến thức rộng hơn?

- Không phải là tổng hợp mà là tổ hợp môn thi, ví dụ bài thi Khoa học tự nhiên thì sẽ có 20 câu Hóa, 20 câu Sinh, 20 câu Lý. Nghĩa là không phải tích hợp, mà là tổ hợp các môn. Tới đây Bộ GD-ĐT sẽ công bố chính thức phương án thi, ban hành quy chế, có hướng dẫn cụ thể và công bố đề thi minh họa, khi có đề thi minh họa thì các em sẽ rõ hơn rất nhiều. Chậm nhất là cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 Bộ sẽ công bố đề thi minh họa để các em biết cấu trúc đề mà ôn tập. Những trường thi riêng bằng cách đánh giá năng lực cũng phải công bố đề thi minh họa cho thí sinh biết.

Thứ trưởng có nhắn nhủ gì với thí sinh lớp 12 năm nay?

- Dù là bài thi trắc nghiệm hay tự luận thì kiến thức chủ yếu vẫn ở lớp 12, nằm trong chương trình học. Học sinh theo Ban Tự nhiên hoặc Ban Xã hội không cần lo lắng nhiều, bởi khi xét tuyển, các trường vẫn dùng tổ hợp môn thi, khối thi phù hợp. Nội dung môn thi được cấu trúc lại với mục đích giảm căng thẳng cho thí sinh, đồng thời rút ngắn cả kỳ thi. Những năm trước đây, kỳ thi thường kéo dài 4 ngày với 8 môn thì theo quy định mới chỉ còn 2 ngày, công tác tổ chức thi cũng nhẹ nhàng hơn.

Mỗi bài thi tổ hợp đều được chấm điểm cấu phần khác nhau. Ví dụ, đề thi tổ hợp có ba môn Vật lý, Hóa học, Sinh học nhưng sẽ chấm điểm riêng cho từng phần. Các trường tuyển sinh sẽ sử dụng điểm của riêng từng môn hoặc điểm tổng hợp. Hơn nữa, các bài thi Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội phải được gọi là “bài thi tổ hợp” chứ không phải “tích hợp” hay “tổng hợp”. Tổ hợp là sự thay đổi về kỹ thuật để ghép 3 môn thi thành chung một bài thi, nhằm giảm lượng thời gian và ngày thi, tránh gây áp lực lên thí sinh và phụ huynh.  Kỳ thi không thể thay đổi trong hết một năm mà chúng ta phải thực hiện từng bước, có lộ trình. Chúng ta đã chuẩn bị cho sự thay đổi trong 3 năm nay và rất chủ động. Chúng ta có thông báo cụ thể với thí sinh như năm 2015 dùng tổ hợp xét tuyển truyền thống với  60% xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Năm 2016 còn 50% và năm 2017 chỉ còn 25%. Bộ có những bước đi để thực hiện lộ trình phù hợp. Các em cứ yên tâm ôn tập cho tốt.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?