Kỳ vọng gì vào chương trình giáo dục phổ thông mới?

 PGS.TS Huỳnh Văn Sơn.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn.
(PLVN) - Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (Trường ĐH Sư phạm TP HCM), chương trình GDPT mới do Bộ GD&ĐT ban hành sẽ được thực hiện từ năm học 2020. Đây có thể nói là cột mốc đáng nhớ không chỉ về thời điểm mà cả sự chuẩn bị mang tính bài bản ít nhất trong 3 năm qua.

Theo đó, chương trình GDPT mới chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 - 9 (9 năm) gồm tiểu học và THCS, nhằm trang bị cho học sinh (HS) tri thức, kĩ năng nền tảng; hình thành phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của xã hội tương lai. 

Qua đó đáp ứng yêu cầu phân luồng sau THCS theo các hướng: Học lên THPT, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (3 năm từ lớp 10 - 12) nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng HS, đảm bảo HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn sau GDPT có chất lượng hoặc tham gia cuộc sống lao động.

Điểm mới tiếp theo là hệ thống các môn học gồm các môn học bắt buộc (là môn học mà mọi HS đều phải học), môn học bắt buộc có phân hóa (là môn học mà nội dung được thiết kế thành các chủ đề hoặc học phần), môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc (là môn học mà HS bắt buộc phải lựa chọn trong số các môn học định hướng nghề nghiệp ở lớp 11, 12 theo quy định của chương trình GDPT).

PGS. TS Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh, đội ngũ giáo viên luôn là lực lượng quan trọng và trực tiếp trong việc biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Theo đó, người thầy trước hết là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách học sinh. Nhà giáo dục đòi hỏi phải nhìn nhận người học trong sự tôn trọng, đánh giá đúng năng lực, có xem xét triển vọng và tiềm lực để phát triển. Đó còn chưa kể đến vấn đề cần phải tạo cơ hội đúng nghĩa cho người học.

Đồng thời, giáo viên phải thật sự có năng lực nghề đúng nghĩa. Năng lực nghề của giáo viên thể hiện từ việc xây dựng mục tiêu phát triển, cụ thể việc xác định mục tiêu cho chủ đề, bài dạy phải cụ thể và rõ ràng cũng như có thể đánh giá và đo lường được.

Sau đó là năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục hay kế hoạch dạy học, trong đó bao gồm năng lực lựa chọn các hoạt động giáo dục và dạy học, triển khai và tổ chức hoạt động để người học hoạt động tích cực theo yêu cầu học tập chủ động, dạy học gợi mở...

Giáo viên còn phải tổ chức và phát triển năng lực của người học. Người thầy không phải chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà là người thúc đẩy việc học hành...

Trong một nền giáo dục mới, vai trò truyền thụ kiến thức một cách thụ động của người thầy sẽ giảm đi, nhưng phải làm tốt hơn vai trò của một người hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học. Công tác bồi dưỡng giáo viên cần tập trung phát triển về năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.