Kiến nghị dạy học đại trà qua truyền hình

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận định, giảng dạy trên truyền hình là xu hướng chung của giáo dục toàn thế giới.
Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận định, giảng dạy trên truyền hình là xu hướng chung của giáo dục toàn thế giới.
(PLVN) - Lo ngại nghỉ học quá lâu do dịch Covid-19 sẽ tác động xấu nhiều mặt đến giáo dục và xã hội, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng, đề xuất triển khai đại trà trên toàn quốc việc dạy học trên qua truyền hình.

Theo Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, trước tình hình dịch viêm phổi cấp Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp với độc tính cao và lan truyền nhanh, chưa đánh giá được mức độ thảm họa và thời gian kéo dài, thì việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là cần thiết. “Nhưng nếu kéo dài, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ tác động xấu nhiều mặt đến giáo dục và xã hội” – Hiệp hội lo ngại.

Vì thế, Hiệp hội cho rằng, tốt hơn là toàn xã hội cần chung sức với ngành giáo dục triển khai các giải pháp vĩ mô để chủ động đối phó với mọi diễn biến xấu có thể của đại dịch mà không chỉ thụ động cho học sinh, sinh viên nghỉ học chờ hết dịch.

Hiệp hội cho rằng, việc một số trường phổ thông và đại học đã chủ động thực hiện đào tạo trực tuyến trong thời gian cho học sinh, sinh viên nghỉ tránh dịch Covid-19 là rất tốt. Chỉ có điều, điều kiện để áp dụng việc học trực tuyến bằng công nghệ cao không dễ, bởi đối tượng người học có hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Không phải học sinh, sinh viên nào cũng có máy tính, điện thoại thông minh, Ipad… để học, như thế sẽ rất bất tiện khi áp dụng đại trà.

Giải pháp mà Hiệp hội đề xuất là triển khai đại trà trên toàn quốc việc dạy học trên truyền hình: "Hiện cả nước có hàng trăm kênh truyền hình từ trung ương đến địa phương. Đây là lợi thế để triển khai giải pháp này. Nhà nước nên huy động các kênh truyền hình cùng tham gia vào hoạt động giảng dạy nhiều giờ trong ngày, thậm chí cả ngày, theo hình thức phi lợi nhuận".

Hiệp hội này cho rằng, khi các kênh truyền hình cùng tham gia, cần có quy định rõ ràng thời khóa biểu cho từng môn học đối với từng khối lớp, áp dụng chung thống nhất trên cả nước hoặc cho từng tỉnh, thành phố.

Hiệp hội cũng chỉ ra phương pháp cụ thể. Đó là, các Sở Giáo dục – Đào tạo sẽ lựa chọn giáo viên bộ môn giỏi, tiêu biểu lên dạy trên truyền hình. Học sinh ở nhà hoặc vài ba em học chung một lớp cùng ngồi học trực tuyến, bên cạnh đó có phụ huynh quản lý, theo dõi. Việc theo dõi, hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn do đội ngũ giáo viên ở các trường đảm nhiệm, chủ yếu qua mạng thông tin truyền thông quốc gia.

Nếu có chủ trương từ trên và có sự đồng thuận của các Sở Giáo dục – Đào tạo, các trường, các đài phát thanh địa phương thì có thể triển khai việc dạy học đại trà trên khắp 63 tỉnh, thành, trước hết là cho học sinh phổ thông.

Giảng dạy trực tuyến, trong đó có giảng dạy trên truyền hình là xu hướng chung của giáo dục toàn thế giới, các trường Việt Nam cũng nên theo thay vì sử dụng hoàn toàn phương thức dạy học truyền thống như hiện nay” – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận định.

Chính vì vậy, trong văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng ủng hộ và chỉ thị cho Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Truyền hình Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố cùng phối hợp khẩn trương triển khai chuyển sang áp dụng đại trà phương thức dạy học trên truyền hình ở quy mô toàn quốc mà không phải dùng giải pháp nghỉ học dài ngày trong mùa dịch Covid-19.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?