Khoa Luật Đại học Vinh: Hướng sinh viên phát triển năng lực cá nhân và trau dồi kỹ năng toàn diện

Sinh viên khoa Luật Đại học Vinh tham gia mô hình “Phiên tòa giả định” tại Phòng xử án mô phỏng theo đúng quy chuẩn.
Sinh viên khoa Luật Đại học Vinh tham gia mô hình “Phiên tòa giả định” tại Phòng xử án mô phỏng theo đúng quy chuẩn.
(PLVN) - Ngoài những kiến thức trên sách vở, sinh viên ngành Luật Đại học Vinh còn được tham gia các phiên tòa gia định, thành lập Trung tâm Tư vấn Pháp luật nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho các đối tượng yếu thế trong xã hội và tạo ra môi trường thực hành các kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. 

Do nhu cầu thực tiễn của phát triển xã hội, ngày càng phát sinh nhiều mối quan hệ (công dân với công dân; công dân với các cơ quan, tổ chức; các cơ quan, tổ chức với nhau). Những mối quan hệ này sẽ phát sinh thêm nhiều mâu thuẫn, những ý kiến trái chiều ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. Vì vậy, vai trò ngành Luật thực sự cần thiết.

Bên cạnh đó, các sinh viên ngành Luật khi ra trường được trang bị lượng kiến thức cơ bản nhưng lại chưa đủ sâu, kĩ năng, thái độ ứng dụng vào thực tế chưa tốt. Chính vì vậy, việc đào tạo sinh viên ngành Luật  tiếp cận năng lực (CDIO) là rất đúng đắn và cần thiết.

Trường Đại học Vinh là trường duy nhất của Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hiệp hội CDIO quốc tế vào năm 2018. Theo đó, Khoa Luật – Đại học Vinh là một trong những đơn vị tiên phong của ngành xã hội tiếp nhận và áp dụng chương trình đào tạo CDIO. Phương pháp CDIO như một khung chuẩn phát triển chương trình đào tạo; đáp ứng nhu cầu của xã hội, chuẩn mực chất lượng quốc tế và  hội nhập quốc tế.

CDIO nổi bật lên các đặc điểm: tính nhu cầu khách quan của xã hội, sự thống nhất với các tiêu chuẩn đào tạo quốc tế và tính liên kết với xã hội. Ngoài các kiến thức cơ bản được học tại trường, sinh viên còn được tiếp nhận các kiến thức, yêu cầu thực tế, kinh nghiệm hành nghề, cách các doanh nghiệp sử dụng lao động từ các doanh nghiệp, cơ quan... 

Khoa Luật Đại học Vinh: Hướng sinh viên phát triển năng lực cá nhân và trau dồi kỹ năng toàn diện ảnh 1
 Với hình thức học “Diễn viên giả, kiến thức thật” giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời giúp cho người học trang bị thêm kỹ năng pháp luật (Ảnh: Một phiên toà giả định do sinh viên Khoa Luật thực hiện).

Tất cả những yêu cầu trên đều được đáp ứng khi người học được đào tạo theo chương trình có chuẩn đầu ra tiếp cận theo phương pháp CDIO. Người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm rộng mở, nhanh chóng thích ứng với yêu cầu công việc, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều xáo trộn như hiện nay. 

Sự khác biệt lớn nhất giữa đào tạo ngành Luật truyền thống và CDIO chính là hai yêu cầu mới, gắn với thực tiễn nhiều hơn: Đó là học tập và ứng dụng thực tế. Khung chương trình học với cấu trúc bao gồm 2 phần: Phần cứng là những kiến thức cơ bản về chuyên ngành và phần mềm là các kiến thức, kỹ năng được cập nhật liên tục theo xu thế biến động của xã hội và các nhà tuyển dụng. 

CDIO là chương trình đào tạo dựa vào năng lực, đánh giá theo năng lực của người học; Chương trình luôn cập nhật công nghệ mới nhất, đào tạo theo công việc cụ thể; Người học được học trên những dự án thật; Học sinh được học trên lớp và thực tiễn; Nhà trường tổ chức  mô hình “Phiên tòa giả định” tại Phòng xử án mô phỏng theo đúng quy chuẩn.

Khoa Luật Đại học Vinh còn có hoạt động hỗ trợ, quản lý sinh viên như: Trợ lý Quản lý sinh viên; Cố vấn học tập; Liên chi đoàn; Chi bộ sinh viên nhằm hỗ trợ và nâng cao đời sống cho sinh viên. Vừa qua, nhằm nâng cao việc thực hành nghề cho sinh viên, khoa đã thành lập Trung tâm Tư vấn Pháp luật nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho các đối tượng yếu thế trong xã hội và tạo ra môi trường thực hành các kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Tại đây, người học được đóng vai từ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, đại diện Viện Kiểm sát, Thư ký phiên tòa, Luật sư đến bị cáo và người làm chứng trong không gian của toà án. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đầu tư trang phục, cung cấp hồ sơ các vụ án được phép cung cấp.

Với hình thức học “Diễn viên giả, kiến thức thật” giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đồng thời giúp cho người học trang bị thêm kỹ năng pháp luật (đọc, nghiên cứu, phân tích hồ sơ, tài liệu, thủ tục, trình tự tố tụng, tranh tụng, điều khiển phiên tòa…).

Ngoài việc trau dồi về mặt kiến thức cơ bản sinh viên ngành Luật còn được hưởng ứng và tham gia các sân chơi lành mạnh như: Hội thi rèn nghề là sân chơi trau dồi các kĩ năng cho sinh viên, chương trình Chủ nhật xanh, tình nguyện dạy học cho trẻ em làng SOS hàng tuần, ... Các chương trình này tạo ra một sân chơi bổ ích, trau dồi kiến thức, tạo tính năng động, chủ động cho sinh viên.

TS Đinh Ngọc Thắng - Trưởng Khoa Luật (Trường Đại học Vinh) chia sẻ “Bản chất của CDIO là một thang đo về năng lực của người học. Sau khi ra trường sẽ đáp ứng được vị trí việc làm phù hợp với năng lực, phù hợp với thị trường lao động”. 

Với xu thế đào tạo hiện nay của ngành Luật nói chung, Khoa Luật Đại học Vinh nói riêng đều hướng sinh viên đến phát triển năng lực cá nhân và trau dồi kỹ năng toàn diện. Chính vì vậy mà cơ hội và thách thức cho ngành Luật hiện nay là rất lớn. Do vậy, trong công tác dạy và học cần phải nỗ lực hơn nữa trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?