Kết thúc môn thi đầu tiên, nhiều thí sinh phấn khởi, tự tin rời phòng thi

Hình ảnh rạng rỡ của thí sinh khi rời khỏi phòng thi
Hình ảnh rạng rỡ của thí sinh khi rời khỏi phòng thi
(PLVN) - Sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên, nhiều thí sinh rời khỏi phòng thi với tâm trạng thoải mái, tự tin. 

Tại Hà Nội, nhiều thí sinh đánh giá đề năm nay không quá khó. Nhiều thí sinh ấn tượng với đề thi Ngữ văn, đặc biệt câu nghị luận xã hội.

Đỗ Đức Anh – học sinh Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) – cho biết, yêu cầu nói về sức mạnh ý chí khá gần gũi và ý nghĩa với học sinh vừa tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, nội dung thí sinh này tự tin nhất là những câu hỏi đầu phần đọc hiểu, do đây là câu hỏi nhận biết, hầu như thí sinh nào cũng có thể “ăn điểm”.

Nụ cười của một thí sinh khi hoàn thành môn thi đầu tiên. Ảnh Infonet
Nụ cười của một thí sinh khi hoàn thành môn thi đầu tiên. Ảnh Infonet

Đỗ Hoàng Anh – học sinh Trường THPT Trần Phú cho rằng, dù đề văn cho dữ liệu hơi dài, nhưng vì đã có sự chuẩn bị kiến thức khá tốt nên vẫn hoàn thành bài thi đủ thời gian và khá hài lòng. “Có thể nói đề văn năm nay khá hay. Tuy nhiên, nếu các bạn học không kĩ tác phẩm sẽ mất thời gian để đọc và hiểu đọc trích trong đề. Em dự đoán mình được khoảng từ 7 điểm trở lên môn này” – Hoàng Anh chia sẻ.

Tại điểm thi trường THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội), còn 20 phút trước khi hết giờ thi môn Văn, những thí sinh đã ra khỏi phòng thi với khuôn mặt vui mừng bên người thân. Ảnh VOV
Tại điểm thi trường THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội), còn 20 phút trước khi hết giờ thi môn Văn, những thí sinh đã ra khỏi phòng thi với khuôn mặt vui mừng bên người thân. Ảnh VOV
Các thí sinh bước ra khỏi phòng thi sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn. Ảnh Giáo dục và thời đại
Các thí sinh bước ra khỏi phòng thi sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn. Ảnh Giáo dục và thời đại

Sau đó một số thí sinh khác rời điểm thi với nét mặt tươi vui phấn khởi vì đề khá dễ.

Các thí sinh tại điểm thi trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Yên Thành, Nghệ An) phấn khởi sau khi hoàn thành môn thi Ngữ Văn. Ảnh Infonet
Các thí sinh tại điểm thi trường THPT Phan Đăng Lưu (huyện Yên Thành, Nghệ An) phấn khởi sau khi hoàn thành môn thi Ngữ Văn. Ảnh Infonet
Thí sinh Đà Nẵng kết thúc bài thi môn Ngữ Văn trong tâm trạng phấn khởi. Ảnh Dân Việt
Thí sinh Đà Nẵng kết thúc bài thi môn Ngữ Văn trong tâm trạng phấn khởi. Ảnh Dân Việt

Theo Báo Giáo dục và thời đại tại Sóc Trăng, thí sinh đầu tiên rời phòng thi sau khi hoàn thành bài thi môn ngữ Văn là em Nguyễn Vĩnh (học sinh lớp 12A1, trường THPT TP Sóc Trăng) với tâm trạng thoải mái. Thí sinh này cho biết đề môn ngữ Văn không khó, trong phòng có nhiều bạn làm bài tốt.

Sài Gòn giải phóng, có mặt tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Văn Nghi (quận Gò Vấp), ghi nhận cho thấy hầu hết thí sinh đều ra về trong tâm trạng phấn khởi.

Hầu hết thí sinh ra về trong tâm trạng phấn khởi vì cho rằng đề Ngữ văn khá dễ. Ảnh Sài gòn giải phóng
Hầu hết thí sinh ra về trong tâm trạng phấn khởi vì cho rằng đề Ngữ văn khá dễ. Ảnh Sài gòn giải phóng

Đánh giá về thi Ngữ văn năm nay, cô Nguyễn Nguyệt Nga – Giáo viên trường THPT Tây Hồ (Hà Nội) cho biết đề thi hay, có tính phân hóa cao, vừa đảm bảo các yêu cầu về xét tốt nghiệp THPT vừa đáp ứng yêu cầu làm cơ sở tuyển sinh Đại học, cao đẳng. Cô Nga cũng cho rằng, đây là đề thi thành công, vừa sức học sinh, tạo tâm lý thoải mái cho thí sinh bước vào các môn thi tiếp theo.

Đề thi có mức độ phân hóa cao, đặc biệt ở câu nghị luận văn học.

Phụ huynh vui mừng vì con hoàn thành tốt bài thi. Ảnh VOV
Phụ huynh vui mừng vì con hoàn thành tốt bài thi. Ảnh VOV

Chiều nay, các thí sinh tiếp tục bước vào môn thi Toán, thời gian làm bài 90 phút.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.