Hải Phòng: Trường mầm non Kitty là nạn nhân của “hội chứng đám đông“?

Hải Phòng: Trường mầm non Kitty là nạn nhân của “hội chứng đám đông“?
(PLO) - Chuỗi sự việc bạo hành trẻ em bị phát giác gần đây khiến cho các gia đình bất an khi gửi con đi mẫu giáo và dễ làm bùng phát những ghi vấn bạo hành trẻ em ngay cả khi thiếu những bằng chứng rõ ràng.

Trong thời gian vừa qua, tình trạng trẻ em bị bạo hành ở các cơ sở trông giữ trẻ em, trường mầm non liên tục bị phát hiện trong cả nước đã khiến dư luận đặc biệt phẫn nộ. Mới đây, dư luận lại dậy sóng khi  hai vụ việc đáng tiếc liên tục xảy ra tại Hà Nội. Đó là cô giáo mầm non dùng dép đánh vào đầu trẻ xảy ra tại quận Hai Bà Trưng và vụ việc Hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên cố tình che dấu việc xe taxi vào trường đụng gãy chân học sinh. Những việc không tốt đẹp này  đã làm dấy lên quan ngại về sự xuống dốc của đạo đức trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục. 

Hai vụ việc đã dẫn đến hệ quả là một trường mầm non tư thục xin giải thể, chấm dứt hoạt động còn hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên thì bị cách chức ngay lập tức. Ngoài ra, vấn đề bạo hành đối với trẻ em lại nổi lên thành một chủ đề hết sức nhạy cảm, đến mức một lời nói của trẻ em cũng có thể phát tán rộng rãi trên mạng xã hội và khiến cho dư luận dễ dàng lên án những người làm thầy. "Hội chứng" tố cáo những "cô nuôi dạy hổ (cách gọi thân thiện đối với giáo viên mầm non) cũng lan tỏa nhanh trên mạng xã hội.

Và "nạn nhân" đầu tiên của "hội chứng" này là Trường mầm non chất lượng cao Kitty, địa chỉ tại số 43 Dư Hàng, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng. Cách đây chỉ hai ngày, tài khoản facebook của chị Hải Hà, mẹ cháu Nguyễn Việt Anh (4 tuổi) chia xẻ nội dung cháu Việt Anh bị cô giáo của trường mầm non Kitty dội nước lên đầu bé vì bé "tè dầm". Nội dung thông tin này sau đó được các facebooker (người dùng facebook) chia xẻ rầm rộ trên mạng Internet, lại tạo ra một làn sóng phản đối nhắm vào các cô giáo mầm non, với những bình luận ác ý, không thiện cảm. 

Đặc biệt, tài khoản facebook này con chia sẻ một đoan clip ghi lại hình ảnh một người quản lý của Trường mầm non Kitty có thái độ mất bình tĩnh khi giải quyết sự việc khiến cho sự bất bình của cộng đồng mạng còn lan rộng hơn. Sự việc không chỉ kéo dài chuỗi hình ảnh không mấy tốt đẹp của ngành giáo dục mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cơ sở giáo dục này.

Trả lời Báo Pháp luật Việt Nam về sự việc này, bà Nguyễn Thị Thúy Hồng, Hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Kitty cho biết, sáng 22/2 vừa qua, Trường cũng đã làm việc với Phòng giáo dục quận Lê Chân và Công an, đồng thời có báo cáo cụ thể toàn bộ sự việc đến cơ quan chức năng. Đối với kiến nghị của với gia đình cháu Việt Anh, lãnh đạo Trường cũng đã giải quyết một cách có trách nhiệm. Gia đình yêu cầu phía nhà trường trích xuất camera để xác định cháu Việt Anh có bị ướt đầu tại thời điểm cháu đi ra từ nhà vệ sinh với cô hay không (thời điểm mà cô giáo bị cho là dội nước lên đầu cháu bé). Hình ảnh camera cho thấy, cháu Việt Anh không bị ướt đầu. Tuy nhiên, gia đình vẫn không chấp nhận mà vẫn đưa ra ý kiến chủ quan của mình và không đưa ra các bằng chứng nào để chứng minh việc cô giáo dội nước lên đầu trẻ ngoài lời con trẻ đã nói.

Tuy vậy, để làm rõ sự việc, lãnh đạo Trường cũng đã họp toàn Trường và yêu cầu cô giáo có liên quan viết tường trình sự việc. Hiện nay, để đảm bảo sự việc được giải quyết khách quan, công bằng, trường đã tạm đình chỉ công việc của cô giáo chủ nhiệm lớp cháu Việt Anh. Trường và các cơ quan chức năng quận Lê Chân đang khẩn trương giải quyết sự việc một cách có trách nhiệm để xác định sự thật của vụ việc này. Nếu đúng có sự việc như phụ huynh cháu Việt Anh phản ánh, trường sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm khắc nếu cô giáo có sa phạm, tránh ảnh hưởng tâm lý không tốt cho các bậc phụ huynh và các cháu trong nhà trường và đặc biệt là để bảo vệ uy tín của cơ sở giáo dục chất lượng cao của quận Lê Chân.

Sự thật của vụ việc sẽ sớm minh bạch khi cơ quan chức năng vào cuộc. Nhưng qua sự việc này lại cho thấy một góc nhìn khác về đấu tranh chống bạo hành trẻ em. Khi thái độ phẫn nộ trước tình trạng bạo hành trẻ trở nên cực đoan thì rất dễ làm cho dư luận trở nên bất bình kể cả khi thông tin thiếu chắc chắn, giống như một hội chứng đám đông, làm lan tỏa những thông tin thất thiệt gây thiệt hại về uy tín cho cả những tổ chức, cá nhân vô can.

Theo Luật sư Lê Văn Kiên, (Văn Phòng Luật Sư Ánh Sáng Công lý) thì tâm lý phẫn nộ có thể khiến mọi người có thái độ cực đoan trước những việc làm có thể gây tổn thương về tâm lý, thể xác của trẻ em và tâm lý này cũng khiến nhiều người hành động không tỉnh táo, dễ có những cáo buộc thiếu căn cứ. Việc phát tán thông tin và những cáo buộc thiếu căn cứ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với uy tín của tổ chức, cá nhân khác sẽ trở thành phạm luật.  

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?