Giáo viên Thừa Thiên - Huế hối hả dọn trường đón học sinh sau lũ

Thầy cô Trường TH số 1 Lộc Trì hưởng ứng phương châm “nước xuống đến đâu, làm vệ sinh đến đó”
Thầy cô Trường TH số 1 Lộc Trì hưởng ứng phương châm “nước xuống đến đâu, làm vệ sinh đến đó”
(PLO) - Tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, các thầy cô giáo đã phối hợp cùng với phụ huynh học sinh nhanh chống ra quân làm công tác dọn vệ sinh cho trường lớp sạch sẽ sau khi nước lũ vừa rút để đón học sinh trở lại trường trong thời gian sớm nhất.

Ngay sau khi nước lũ vừa rút, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhanh chống chỉ thị đến các cơ quan ban ngành trên địa bàn toàn tỉnh về công tác khắc phục nhà cửa bị ngập, huy động lực lượng tổ chức dọn vệ sinh để đảm bảo sinh hoạt trở lại của người dân, phát động toàn dân tổng vệ sinh môi theo phương châm “nước xuống đến đâu, làm vệ sinh đến đó”.

Các thầy cô dọn hàng lang nhà trường
Các thầy cô dọn hàng lang nhà trường

Hưởng ứng chỉ thị trên, tại trường tiểu học số 1 Lộc Trì (xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc), lãnh đạo nhà trường đã huy động toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và xã Đoàn cùng tham gia giúp trường quét dọn bùn non, dọn dẹp các phòng học và phòng chức năng.

Ông Bùi Khắc Sơn Ca, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường đã cử người túc trực 24/24, để nước rút đến đâu quét bùn đến đó. Ngoài ra, đối với những em học sinh bị ướt sách vở, đồ dùng học tập nhà trường sẽ trích quỹ khuyến học để hỗ trợ cho các em. Đảm bảo tất cả học sinh đều có đầy đủ sách vở dụng cụ học tập. Còn riêng các em ở những vùng trũng thấp còn ngập nước thì nhà trường chú trọng nhắc nhỡ phụ huynh đưa đón và dặn dò các em luôn cẩn thận để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Dụng cụ cào bùn tự chế của các cô giáo Trường TH số 1 Lộc Trì

Dụng cụ cào bùn tự chế của các cô giáo Trường TH số 1 Lộc Trì

Bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Phú Lộc cho biết, đến thời điểm này, công việc khắc phục vẫn đang được các thầy cô giáo tại các điểm trường ngập lụt tiến hành khẩn trương. “Chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành dọn vệ sinh trong thời gian sớm nhất để việc dạy và học trở lại bình thường”, bà Hương nói. 

Giáo viên Trường TH Thuận Lộc đội mưa rửa bùn non
Giáo viên Trường TH Thuận Lộc đội mưa rửa bùn non

Một ngôi trường khác nằm trong vùng trũng thấp bị ngập lụt là trường tiểu học số 1 Quảng Phước (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền). Mặc dù trong khuôn viên nhà trường nước vẫn còn ngập khá sâu, nhưng ngay từ sáng sớm các thầy cô đã có mặt cùng nhau dọn dẹp vệ sinh.

Bà Lê Thị Loan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trước đợt lũ vừa rồi nhà trường đã có công tác phòng chống nên cơ sở vật chất, sách vở của học sinh không bị ảnh hưởng. Ngay khi lũ vừa rút, dù trong trường vẫn còn ngập nhưng cán bộ giáo viên trong trường vẫn tích cực làm vệ sinh để đón học sinh trở lại trường trong thời gian sớm nhất”.

Bữa ăn vội của thầy cô Trường TH số 1 Quảng Phước khi vệ sinh trường học sau lũ

Bữa ăn vội của thầy cô Trường TH số 1 Quảng Phước khi vệ sinh trường học sau lũ

Hay tại một ngôi trường thuộc nội thành TP. Huế là trường tiểu học Thuận Lộc. Trước đó, nhà trường đã chủ động hơn trong công tác phòng chống lụt bão, tất cả bàn ghế và dụng cụ của nhà trường đã được dọn dẹp, kê lên chỗ cao ráo nên không có thiệt hại gì đáng kể.

Ngay sau khi lũ vừa rút, Ban Giám hiệu nhà trường đã nhanh chóng tổ chức cho thầy cô và phụ huynh học sinh quét dọn bùn đất và rác, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho toàn bộ trường học.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.