Giáo viên ra đề Ngữ văn có nội dung nhạy cảm

(PLVN) - Ra đề kiểm tra cuối kỳ có nội dung nhạy cảm, giáo viên Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê đã phải viết giải trình.

Thông tin từ Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê đã yêu cầu giáo viên viết giải trình vì đã ra đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I (năm học 2020-2021) chứa nội dung nhạy cảm.

Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê xác định mức độ vụ việc chưa đến mức kỷ luật nên đã kiểm điểm giáo viên này, đồng thời yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc, Tiền Phong đưa tin.

Trả lời Đất Việt, ông Phạm Văn Hoàng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chư Sê cho biết: "Đề mới khiến nhiều người đọc xong nghĩ là nội dung nhạy cảm, cảm giác khó chịu thế thôi.

Trong tập huấn bồi dưỡng thường xuyên có nói rõ về việc giáo viên được phép ra đề mở, không nhất thiết phải lấy nội dung bài học trong sách giáo khoa mà lấy một ý trong truyện cười nào đấy để giáo dục học sinh về tính thật thà thẳng thắn”.

Cũng theo ông Hoàng, giáo viên ra đề Ngữ văn này là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và học sinh làm đề này cũng rất tốt. "Giáo viên ra đề cũng vì mục đích để học sinh nhìn nhận sự việc một cách công bằng giữa mẹ chồng với nàng dâu", ông Hoàng nói thêm.

Đề thi Ngữ văn lớp 9 có nội dung nhạy cảm.
Đề thi Ngữ văn lớp 9 có nội dung nhạy cảm. 

Trước đó, đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I của Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê khiến nhiều phụ huynh giật mình.

Cụ thể, đề kiểm tra môn Ngữ văn có nội dung: Mẹ chồng và con dâu nhà kia đều góa bụa. Mẹ chồng dặn con dâu "Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu". Không bao lâu sau, mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời dặn của mẹ thì mẹ chồng đã trả lời: "Mẹ dặn là mẹ dặn con, chứ mẹ già rồi, có còn răng đâu nữa mà cắn.

Nhiều phụ huynh đã có ý kiến rằng đề Ngữ văn này có hàm ý dung tục, trí trá, không phù hợp học sinh lớp 9. Chưa kể, đề Ngữ văn trên sẽ hướng học sinh tới câu chuyện lật lọng trong cuộc sống.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.