Giáo dục giới tính học đường - học sinh đang tự “bơi” ngoài “vùng cấm”

Đừng để trẻ “bơ vơ” trong vùng cấm về giới tính
Đừng để trẻ “bơ vơ” trong vùng cấm về giới tính
(PLO) - Theo khá nhiều nghiên cứu tại các trường THPT trong cả nước, chỉ 1/3 số trẻ trong độ tuổi này hiểu biết về tình dục, các biện pháp tránh thai, các dấu hiệu của thai nghén, các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Trong khi đó, hiện tượng học sinh từ cấp 2 đã đánh ghen, đi nhà nghỉ, gọi nhau vợ vợ, chồng chồng khá dạn dĩ không còn là hiếm gặp.

Trẻ em “lớn” sớm, nhưng chậm... trưởng thành

Dưới góc độ tâm lý, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe TP.HCM cho hay, nếu bạn nghĩ rằng phải đợi trẻ đến một cái tuổi nào đó rồi mới được bắt đầu làm “giáo dục giới tính” và cho rằng nhà trường mới chính là nơi có trách nhiệm trong vụ việc này thì bạn đã lầm.

Thật ra giáo dục giới tính  phải được thực hiện càng sớm càng tốt và phải được bắt đầu ngay từ dưới mái gia đình. Bố mẹ, ông bà và ngay cả người giúp việc… là những người thầy đầu tiên của trẻ. Giáo dục giới tính là học hỏi suốt đời, hàng ngày; trong gia đình là chủ yếu, sau đó mới đến trường học. Đừng quên rằng truyền hình, sách, báo, phim ảnh, games      online… là những “nguồn lực” giáo dục giới tính rất mạnh mẽ, tạo nên cách nghĩ cách làm cho cả thế hệ, cả cộng đồng, nên phải hết sức có trách nhiệm.

Có một chủ đề đã được nêu ra: “Các em tuổi học trò mang thai vì thiếu hiểu biết về sinh lý và các biện pháp phòng tránh thai. Vậy nên chăng hãy giúp các em hiểu rõ hơn và giải tỏa sự tò mò về sinh lý để các em phòng tránh thai hiệu quả, tránh những hậu quả xấu tương tự?”. Ngay lập tức có ý kiến cho rằng làm như vậy có khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”.

Tuy nhiên, ý kiến này khá thuyết phục các giới ngoài ngành y tế, họ cho rằng trẻ sẽ sớm biết và sẽ học theo những gì mình được học. Vì thế họ không bao giờ trao đổi với các em những vấn đề này hoặc là trả lời qua loa chiếu lệ. Họ không nghĩ rằng khi trẻ không được giải đáp thỏa đáng, chúng sẽ tăng tính tò mò, cũng vì tự mình tìm hiểu để thỏa mãn tính tò mò đó mà không ít những câu chuyện đau lòng đã xảy ra khi trẻ bước vào tình yêu, tình dục sớm.

Trẻ em trong xã hội hiện đại sớm phát triển về nhận thức hơn, trong đó có nhận thức về giới tính, bản năng tình dục cũng hình thành sớm hơn thế hệ trước. Nhưng sự chín chắn về mặt xã hội và tâm lý thì chậm hơn thế hệ trước. Ở đây nói tới sự chín chắn là sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động chứ không nói tới sự hiểu biết, vì rõ ràng rằng thế hệ ngày nay tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin hơn, chỉ cần một cái click chuột máy tính là có thể thâu nhận được hàng loạt thông tin.

Nhưng cũng chính biết nhiều, biết sớm đó và không được trang bị những kiến thức từ trước đã thúc đẩy tính tò mò của trẻ, chúng dễ bị sức ép của bản năng thôi thúc và chuyện tình dục cũng sớm xảy ra. Vì thế việc giáo dục tâm lý giới tính nên song hành cùng sự phát triển sinh lý.

Học đủ thứ, nhưng không học... yêu mình

TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội (ISDS) cho rằng, dù giáo dục giới tính đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng theo tôi là chưa đủ, nó vẫn chưa được đặt ra bình đẳng với các khía cạnh khác của cuộc sống. Thanh thiếu niên còn nhỏ, đi học thì cả cha mẹ, thầy cô hầu như chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để dạy cho trẻ kiến thức khoa học về lịch sử, địa lý, toán học... còn những kiến thức về cách ứng xử với chính con người mình, với chính những biến đổi trên cơ thể mình thì lại không được dạy một cách đầy đủ, thẳng thắn và cởi mở. Ðây là câu chuyện mà tôi nghĩ chúng ta cần phải có sự thay đổi.

Bởi lẽ, theo bà Hồng đã là con người thì chúng ta phải có những nhu cầu khác nhau, nó chẳng khác gì chuyện đói thì phải ăn. Nhưng vấn đề ở đây, khi chúng ta đói không đồng nghĩa với việc chúng ta có thể đi cướp để mà ăn. Câu chuyện giới tính cũng vậy, khi chúng ta có nhu cầu, có rung động, tình cảm trước một ai đó nhưng người đó không phải người yêu của mình, là một đứa trẻ hay là một người xa lạ thì mình không thể có hành vi tấn công hay lừa dối, lạm dụng người đó được.

Nhưng ở đây, giới trẻ lại không được trang bị những kiến thức, những kỹ năng để ứng phó với những tình huống kiểu như vậy. Có ai dạy giới trẻ cách kiểm soát những ham muốn kiểu như vậy đâu, bố mẹ thì tránh né, dọa nạt chứ chẳng bao giờ nói với con cái là nếu thích một người bạn thì nên làm thế nào cả. Ðể rồi trong xã hội ta dẫn tới rất nhiều câu chuyện thương tâm, chẳng hạn, có hai bạn trẻ yêu nhau và có quan hệ tình cảm với nhau, nhưng khi chuyện vỡ lở thì mới hay cô bé vẫn đang trong độ tuổi vị thành niên và người con trai phải ngồi tù.

Bà Hồng cũng lý giải thêm, ở nước ta, văn hóa chung coi những chuyện giới tính, tình dục là chuyện gì đó rất riêng tư, thầm kín và của ai thì chỉ biết người đó. Thậm chí là giữa cha mẹ với con cái, anh chị em với nhau thì cũng rất khó trao đổi. Và cũng chính xuất phát từ đó đã nảy sinh quan điểm giáo dục giới tính thì không cần phải dạy, lớn lên rồi, khi nào có người yêu, lấy vợ, lấy chồng rồi sẽ biết.

“Cũng chính vì coi giáo dục giới tính là điều tối kỵ nên chúng ta không dạy, cho rằng không phải học và cũng chẳng đầu tư để thiết kế một chương giáo dục cho nó phù hợp, cho hiệu quả. Những người viết sách thì cũng nghĩ, có nói thì nói tế nhị, sơ sơ thế thôi, lớn lên nó sẽ tự tìm hiểu, tự khắc sẽ biết. Tuy nhiên, phải thấy rằng, cách nghĩ, cách làm này đã dẫn tới không ít hậu quả để ngày hôm nay, cá nhân, gia đình, xã hội phải đối diện” - bà Hồng bày tỏ.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?