Giải pháp mạnh chấn chỉnh lạm thu đầu năm học

Bộ GD&ĐT và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, đặc biệt là xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu.

Tại một số địa phương vẫn còn một số cơ sở giáo dục thực hiện một số khoản thu ngoài quy định của nhà nước, gây bức xúc trong dư luận.

Theo Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do một số cơ sở giáo dục cố tình thực hiện sai quy định của nhà nước nhiều hoạt động biến tướng để thu tiền học sinh, phụ huynh mượn danh nghĩa ­­­­“tự nguyện” hay “thu các khoản thu ngoài quy định của nhà nước”; Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa làm hết trách nhiệm của mình.

Bên cạnh đó, một số địa phương chỉ đạo và phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục với tỷ lệ chi cho các hoạt động thấp, chưa đảm bảo mức tối thiểu cho chi hoạt động, chuyên môn nghiệp vụ là 18% theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương chưa thực hiện tốt vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn, chưa thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các cơ sở giáo dục có sai phạm về thu chi tài chính...

Để khắc phục tình trạng lạm thu của các cơ sở giáo dục, tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tập trung thực hiện 3 giải pháp:

Thứ nhất, để bảo đảm chặt chẽ, minh bạch trong thực hiện xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật, các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện phải bảo đảm đúng tính chất tự nguyện của cá nhân, tổ chức tài trợ, đóng góp. Tuyệt đối không để lợi dụng danh nghĩa xã hội hóa, ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức thu các khoản đóng góp mang tính cào bằng, áp đặt.

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến rà soát để bổ sung sửa đổi Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để phù hợp với thực tế.

"Bộ GD&ĐT không cấm việc kêu gọi tài trợ hay xã hội hóa cho giáo dục, tuy nhiên phải tuân thủ nguyên tắc kêu gọi vận động, quy trình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ, xã hội hóa theo đúng quy định. Cơ sở giáo dục lập danh mục xã hội hóa, danh mục kêu gọi vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung trang bị đồ dùng, thiết bị, đồ dùng dạy và học, thiết bị đào tạo và nghiên cứu khoa học, công trình xây dựng, sửa chữa và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục; hỗ trợ các quỹ khuyến học, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục công khai minh bạch", Vụ Kế hoạch Tài chính cho biết thêm.

Cũng theo Vụ Kế hoạch Tài chính, căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và khả năng đáp ứng của dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước giao định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động kêu gọi xã hội hóa, tài trợ trình Hội đồng trường phê duyệt và thông báo cho cơ quan quản lý trực tiếp trước khi tổ chức vận động tài trợ. Trường hợp cơ quan quản lý cấp trên phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy định thì phải yêu cầu dừng việc vận động tài trợ.

Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ rõ ràng. Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá. Cơ sở giáo dục sử dụng tài trợ phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.

Thứ hai, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí đảm bảo nguồn lực cho giáo dục của địa phương theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện thu các khoản thu theo đúng quy định.

Thứ ba, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện việc xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho giáo dục để kêu gọi mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư cho ngành giáo dục.

Bộ GD&ĐT và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, đặc biệt là xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu. Đồng thời tăng cường công tác truyền thông để tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên để hiểu rõ Điều lệ cha mẹ học sinh, từ đó thực hiện theo đúng quy định và ủng hộ nhưng không bị “lợi dụng” để thu các khoản thu trái quy định.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.