Em Phạm Song Toàn được tôn vinh ở trường mới: Chính trực và dũng cảm không gục ngã

Em Phạm Song Toàn được tôn vinh ở trường mới: Chính trực và dũng cảm không gục ngã
(PLO) - Sau nghịch lý giáo viên vi phạm nghiêm trọng, nhiều tháng không giảng bài chưa bị kỷ luật, học sinh dũng cảm lên tiếng đã phải ra đi, ngành giáo dục nhận thêm “cú sốc” mới, khi học sinh này được trường mới tôn vinh.

Theo tin tức cập nhật, em Phạm Song Toàn, nguyên học sinh lớp 11A1 trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TPHCM) đã chuyển đến một trường tư thục trên địa bàn TP. Tại đây, em được nhà trường tiếp nhận và trao học bổng toàn phần trị giá 300 triệu đồng, đồng thời hỗ trợ bữa ăn bán trú và đưa đón bằng xe bus.

Một lãnh đạo của nhà trường đã khẳng định trường trao học bổng cho em Song Toàn vì “sự chính trực và lòng dũng cảm”, phù hợp với một trong các giá trị mà nhà trường lâu nay theo đuổi.

Xin chúc mừng em Song Toàn, cảm ơn trường tư thục đã đón nhận và tôn vinh em, đồng thời cũng xin chia buồn với ngôi trường mà em đã phải gạt nước mắt ra đi trong tức tưởi.

Trường THPT Long Thới, ngành giáo dục TPHCM, đến thời điểm hiện tại, không có hình thức ghi nhận, khen thưởng, tôn vinh em Toàn, người đã dũng cảm, trung thực nói lên sự thật nhức nhối, phản ánh sai phạm nghiêm trọng của giáo viên (GV) dạy Toán, để ngành giáo dục chấn chỉnh.

Trái lại, em Toàn đã phải ngay lập tức chịu rất nhiều áp lực, từ trách móc, dè bỉu, chê bai rằng em đã “lên tiếng không đúng chỗ”, “thích chơi trội”, “thích nổi tiếng”… Đến mức, lãnh đạo TPHCM thấy để em lại thì không ổn, đã chỉ đạo cho em chuyển trường, mặc dù chuyển đi trong thời điểm dở dang, có nhiều bất lợi cho em.

Ngược lại, GV vi phạm nghiêm trọng lại được một số người lên tiếng bao che, rằng cần cẩn trọng trong xem xét kỷ luật, sợ GV này bị buộc thôi việc (?).

Qua sự việc nói trên, chúng ta nhận thấy môi trường giáo dục ở một số nơi đang “có vấn đề”. Khi sự trung thực, dũng cảm phải “ra đi”, nhường chỗ cho thói cam chịu, thậm chí một số cá nhân vô trách nhiệm lộng hành, cái ác và sự giả dối lên ngôi. Một môi trường như vậy, liệu có thể đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước có những phẩm chất đàng hoàng, chính trực? Hay là những phẩm chất tốt đẹp vốn có của học sinh, của tuổi trẻ, đã bị mai một đi, bởi những biểu hiện trái khoáy, những cách hành xử vô lý, thiếu sự công tâm như vậy.

Qua “sự kiện Phạm Song Toàn”, ngành giáo dục cần nghiêm túc nhìn lại các chủ trương, giải pháp, chế tài xây dựng môi trường giáo dục, để bệnh thành tích và thói giả dối, vô trách nhiệm phải “ra đi”, chứ không phải ngược lại.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?