Điểm sàn xét tuyển của Đại học Luật Hà Nội

Điểm sàn xét tuyển của Đại học Luật Hà Nội
(PLVN) - Điểm sàn xét tuyển của Đại học Luật Hà Nội là tổng điểm 18-20 tùy từng tổ hợp xét tuyển.

Tân Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội Đoàn Trung Kiên vừa ký Quyết định 2814/QĐ-ĐHLHN ngày 1/9/2020 về việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hệ đại học chính quy khóa 45 (niên khóa 2020 - 2024, diện xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020).

Theo đó, điểm sàn xét tuyển đối với thí sinh đăng ký dự tuyển khối C00 và theo học tại trụ sở chính Hà Nội là 20 điểm, thí sinh tổ hợp khác là 18 điểm (không tính điểm ưu tiên). Mức này tương tự điểm sàn của trường năm ngoái.

Ngoài ra, đối với ngành Luật Thương mại quốc tế và Ngôn ngữ Anh, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh phải từ 7 trở lên.

Đối với thí sinh dự tuyển và theo học ngành Luật tại phân hiệu ở Đăk Lăk, tổng điểm các môn thuộc tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 15 trở lên (không tính ưu tiên).

Những em có nguyện vọng vào Chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona (Mỹ) phải đạt 15 điểm mới đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Ngoài ra, các em phải có trình độ tiếng Anh IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương.

Năm 2020, Đại học Luật Hà Nội tuyển 2.265 chỉ tiêu cho bốn ngành là Luật, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý). Ngoài ra, trường còn có chương trình liên kết nước ngoài.

Trường xét tuyển bằng các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh), D02 (Toán, Văn, Tiếng Nga), D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp)

Năm ngoái, Đại học Luật Hà Nội lấy điểm chuẩn từ 15,25 đến 27,25. Trong đó, ngành Luật kinh tế khối C00 (Văn, Sử, Địa) lấy điểm trúng tuyển cao nhất là 27,25. Hầu hết ngành được đào tạo ở cơ sở Hà Nội lấy trên 20. Riêng ngành Luật đào tạo tại phân hiệu Đăk Lăk lấy điểm đầu vào chỉ 15,25-17 tùy từng tổ hợp.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.