Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành giáo dục thế nào?

Hình minh họa.
Hình minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam đã ghi nhận những ca mắc Covid-19 là học sinh, giáo viên khiến việc học bị gián đoạn. 

Bắc Ninh hiện là một trong những tỉnh ghi nhận số lượng ca mắc Covid-19 nhiều hiện nay, trong số đó có một số ca là học sinh và giáo viên.

Sáng 10/5, ông Nguyễn Hữu Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Thuận Thành số 1 cho biết, hiện có 1 giáo viên và 1 học sinh của trường này có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Ông Thanh cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã rà soát được hơn 140 học sinh và giáo viên là F1. Trong số này chủ yếu là học sinh lớp 10, nhưng cũng có một số học sinh lớp 12. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục truy vết để tổng hợp, báo cáo và đưa các F1 đi cách ly”.

Trước đó, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh ngày 9/5 cho biết đã đề nghị UBND tỉnh cho xét nghiệm toàn bộ 298 học sinh và 30 cán bộ giáo viên của Trường THPT Kinh Bắc (ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), đồng thời tích cực truy vết các F theo quy định.

Động thái trên được bắt nguồn từ việc đến ngày 9/5, Trường THPT Kinh Bắc đã có 6 học sinh lớp 12 dương tính SARS-CoV-2. 

Cụ thể, ngày 8/5, Bộ Y tế đã ghi nhận 2 học sinh ở xã Xuân Lâm, học lớp 12A1 Trường THPT Kinh Bắc dương tính với SARS-CoV-2.

Đến sáng 9/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận 4 học sinh khác cùng lớp 12A1, nhưng trú tại huyện Gia Lâm (Hà Nội) có kết quả dương tính với nCoV. 

Cụ thể, 4 bệnh nhân ở xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm là Đ.T.P (18 tuổi, ở thôn Giao Tự); H.T.P.A (18 tuổi, thôn Giao Tất A); H.T.Y.M và D.V.T (đều 18 tuổi, thôn Linh Quy Đông). Cả 4 trường hợp này học cùng lớp 12A1 Trường THPT Kinh Bắc, xã Hòa Mãn, Thuận Thành, Bắc Ninh. 

Lãnh đạo Trường THPT Kinh Bắc cho hay sau khi nhận được thông tin có học sinh lớp 12A1 của trường dương tính SARS-CoV-2, nhà trường đã xác minh những em này hôm 30/4 vừa qua có đi bưng cỗ thuê cho đám cưới ở xã Mão Điền, nơi được coi là ổ dịch Covid-19 tại Bắc Ninh.

Sau đợt nghỉ lễ, những học sinh này vẫn đến trường cho đến khi Sở GD&ĐT Bắc Ninh thông báo cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học ngày 6/5. Vì vậy, toàn bộ học sinh lớp 12A1 (42 học sinh) được xác định là F1 vì có tiếp xúc trực tiếp với các học sinh mắc bệnh. Ngoài ra còn có 6 giáo viên giảng dạy ở lớp này.

Hiện tất cả trường hợp liên quan đến lớp 12A1 đã được nhà trường lên danh sách, điều tra dịch tễ và gửi báo cáo về cơ quan chức năng để chuyển tới từng địa phương liên quan.

Ngày 9/5, toàn bộ học sinh và giáo viên của Trường THPT Kinh Bắc được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

Trước đó, ngày 7/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam cho biết, kết quả xét nghiệm đến 7h cùng ngày địa phương đã ghi nhận thêm 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân tên N.T.T.H (nữ giới, SN 2004, trú ở thôn Quang Ốc, xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, học sinh lớp 11 trường THPT Bắc Lý). Bệnh nhân là bạn của một ca COVID-19 đã công bố trước đó, thuộc ổ dịch xã Đạo Lý, liên quan đến ca "siêu lây nhiễm" - BN2899.

Theo lãnh đạo CDC tỉnh Hà Nam, bệnh nhân H được cách ly tập trung ngay từ những ngày đầu phát hiện ổ dịch xã Đạo Lý nên có rất ít nguy cơ lây ra cộng đồng.

Ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định – cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 13 giáo viên và 48 học sinh (thuộc Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh) trong diện F1, đang được cách ly tập trung tại các cơ sở do ngành y tế Nam Định chuẩn bị.

Những học sinh và giáo viên này liên quan đến nữ sinh học lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn (con gái của bệnh nhân 3126), được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 khi xét nghiệm sàng lọc những người tiếp xúc gần bệnh nhân COVID-19.

Trong khi đó, không ít giáo viên, học sinh là F1 khiến hàng ngàn người phải nghỉ học. Theo đó, ngày 10/5, thầy giáo Vũ Văn Khiêm, Hiệu trưởng trường THPT Phan Ngọc Hiển (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) cho biết, trường hợp F1 là một giáo viên đang công tác ở trường THPT Phan Ngọc Hiển của BN3141 (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), đã đến TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ ngày 2 - 5/5.

Cô giáo là F1 đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 nhưng phải cách ly tập trung và toàn trường tạm nghỉ dạy học tập trung. Trường THPT Phan Ngọc Hiển có khoảng 70 cán bộ, giáo viên và hơn 1.000 học sinh.

Tại TP HCM, ngày 7/5, 150 người gồm trẻ mầm non, giáo viên và người dân tại phường Linh Đông (TP Thủ Đức) được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 do liên quan đến một trẻ 5 tuổi, là F1 của bệnh nhân mắc COVID-19 ở Đồng Nai.

Chưa kể hàng loạt tỉnh, thành phải điều chỉnh lịch học, thi học kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Giám đốc các Sở GDĐT, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT cũng như của chính quyền địa phương. Tuyệt đối không hoang mang nhưng cũng không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Các cơ sở giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương để nắm chắc tình hình, chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong trường học; kích hoạt hệ thống phòng dịch, trang thiết bị phòng dịch trong nhà trường; tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, phạm vi quản lý; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm các yêu cầu phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, nhân viên, nhà giáo, người học và cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch.

Các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế. Thực hiện theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt, khử khuẩn, vệ sinh trường, lớp học, nhà vệ sinh theo quy định.

Ngoài ra, điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học, tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?