Đề môn Văn hay nhưng khó đạt điểm cao?

Đề môn Văn hay nhưng khó đạt điểm cao?
(PLO) - Năm nay, cách ra đề thi môn Ngữ Văn kỳ thi THPT Quốc Gia 2018 khá mới mẻ, được thí sinh đánh giá là hay vì được vận dụng thêm kiến thức xã hội. Tuy nhiên, nhiều em cho biết khó đạt điểm cao...

Đề thi có 2 phần. Trong đó, phần Đọc hiểu (3 điểm) có các câu hỏi từ đoạn trích "Đánh thức tiềm lực" của tác giả Nguyễn Duy.

Phần Làm văn có 2 câu: Câu 5 điểm yêu cầu thí sinh so sánh hình ảnh con tàu ngoài xa với cảnh bạo lực của gia đình làng chài (Tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa - Lớp 12) và hình ảnh buổi chiều hoàng hôn và cảnh chờ tàu hy vọng (Tác phẩm: Hai đứa trẻ - Lớp 11) để đánh giá về cách nhìn hiện thực cuộc sống của 2 tác giả.

Câu 2 điểm - Nghị luận xã hội - hỏi về "Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay".

Đề thi Ngữ Văn THPT Quốc gia 2018
Đề thi Ngữ Văn THPT Quốc gia 2018

Tại điểm thi THPT Thăng Long - Hà Nội, các thí sinh cho biết phải tận dụng tối đa thời gian mới có thể hoàn thành bài thi.

Nguyễn Trung Quý, học sinh THPT Việt Đức, chia sẻ:" Đề thi năm nay tương đối hay vì bọn em được vận dụng cả kiến thức trong quá trình học tập và kiến thức thực tế ngoài xã hội. Em ấn tượng với câu hỏi về liên hệ về tiềm lực đất nước".

Còn thí Trương Hoài Nam, điểm trường THPT Chu Văn An - Hà Nội, tâm sự, mặc dù đã ôn tương đối đầy đủ nội dung trong sách giáo khoa nhưng Nam vẫn thấy đề thi năm nay khá khó, nhất là ở câu hỏi liên quan đến đánh thức tiềm lực đất nước và liên hệ giữa 2 tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa Hai đứa trẻ. "Có thể e sẽ đạt được 6 điểm", Nam dự tính.

Nhiều thí sinh cho biết đề thi Ngữ Văn hay nhưng tương đối khó
Nhiều thí sinh cho biết đề thi Ngữ Văn hay nhưng tương đối khó
Các em dự tính có thể đạt được 5 -7 điểm
Các em dự tính có thể đạt được 5 -7 điểm
Không nhiều gương mặt vui vẻ khi rời phòng thi môn Văn.
Không nhiều gương mặt vui vẻ khi rời phòng thi môn Văn.
Phụ huynh tập trung đông chờ con em trước cổng điểm thi, khiến giao thông bị ách tắc. Hầu hết các bậc cha mẹ đều bồn chồn, căng thẳng...
Phụ huynh tập trung đông chờ con em trước cổng điểm thi, khiến giao thông bị ách tắc. Hầu hết các bậc cha mẹ đều bồn chồn, căng thẳng...
 

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?