Đề án 12 ngàn tỷ và 9.000 tiến sĩ: Làm sao để tránh đào tạo… 'siêu tốc'?

 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) -Bộ GD&ĐT vừa có dự thảo Đề án trình Chính phủ: “Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (GV&CBQL) các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025”. Nhiều ý kiến chuyên gia lo ngại cho rằng đây là một chủ trương tốt nhưng cần phải có kiểm soát nghiêm túc, chặt chẽ chất lượng đầu ra, nói “không” với luận án chất lượng thấp.

Lo sẽ “thua ngay trên sân nhà”

Theo đó, Đề án sẽ tập trung vào hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học đạt được mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ GV&CBQL theo chiến lược phát triển và yêu cầu đào tạo chất lượng cao của cơ sở, trong đó phấn đấu đến năm 2025, nâng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ lên 35% (khoảng 9.000 tiến sĩ) tổng số giảng viên các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH). Trong đó, đào tạo khoảng 5.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường đại học có uy tín trên thế giới.

Từ 2018 đến 2025 mỗi năm tuyển chọn khoảng từ 600 - 700 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài; Thu hút khoảng 1500 tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc ngoài các CSGDĐH đến làm việc tại các trường đại học tại Việt Nam...Tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến là 12.000 tỷ đồng, bao gồm 10.200 tỉ đồng từ kinh phí còn lại của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 được phê duyệt theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ và 1.800 tỉ từ các cơ sở giáo dục đại học và đối tượng thụ hưởng Đề án.

Các nguồn kinh phí cần thiết để triển khai đề án bao gồm ngân sách nhà nước chiếm khoảng 94%; từ các dự án nước ngoài và nguồn xã hội hóa là 5%; các nguồn kinh phí khác như học phí, đóng góp của các cơ sở giáo dục đại học chiếm 1%.

Trong đó, Đề án không đặt yêu cầu Nhà nước cấp kinh phí mới mà đề nghị tích hợp Đề án 911 và Đề án 2020 để nâng cao hiệu quả tổng thể và sử dụng khoản kinh phí còn lại đã được cấp cho các đề án này. Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước được chi cho các nhiệm vụ trọng tâm như đào tạo tiến sĩ, bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên và cán bộ quản lý, bồi dưỡng quản trị đại học cho cán bộ quản lý chủ chốt. 

Lý giải về Đề án trên, theo Bộ GD&ĐT, toàn ngành Giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó Giáo sư (chiếm 6,4% tổng số giảng viên), trong đó 574 giáo sư (chiếm 0,8%) và 4113 phó giáo sư (chiếm 5,6%). Bộ GD&ĐT cho rằng, tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ công tác tại các cơ sở giáo dục đại học còn thấp, chưa hợp lý về cơ cấu độ tuổi và chưa cân đối giữa các ngành đào tạo. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ còn thấp so với một số quốc gia trong khu vực.

Bộ GD&ĐT nhận định, Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư và trên 24.300 tiến sĩ nhưng kết quả nghiên cứu khoa học của Việt Nam tụt xa so với các nước trong khu vực ASEAN.

Một thực tế ở các cơ sở giáo dục đại học là nhiều nghiên cứu trọng điểm bị xé lẻ thành các đề tài nhỏ để chia cho nhiều tác giả. Dẫn đến các nghiên cứu trọng điểm, nhất là trong nghiên cứu cơ bản, có nguy cơ biến dạng, khó vươn lên trình độ quốc tế và khu vực. Do vậy, nếu không nhanh chóng và quyết liệt thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên ở các CSGDĐH của Việt Nam, các CSGDĐH của Việt Nam sẽ “bị thua ngay trên sân nhà”.

Không cào bằng

Tuy nhiên, phần đa ý kiến chuyên gia cho rằng, với một đề án lớn như vậy, cần có ràng buộc tiến sĩ sau khi bảo vệ trở lại cơ sở. Đồng thời phải có một chính sách đồng bộ, bao gồm cả chế độ đãi ngộ cán bộ khoa học và giảng viên, sử dụng đúng ngành nghề, khuyến khích và hỗ trợ phát triển chuyên môn... Bên cạnh đó, nên có định hướng sắp xếp công việc cho nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ để các bạn trẻ chưa có cơ quan công tác yên tâm và có định hướng cho mình. Điều mà cả xã hội mong đợi là tiến sĩ phải thực sự có chất lượng.

Muốn vậy, vấn đề cốt lõi là chúng ta phải tuyển chọn chặt chẽ, đào tạo bài bản, kiểm soát nghiêm túc, chặt chẽ chất lượng đầu ra. Bên cạnh đó, đã tới lúc cần nâng cao chuẩn đầu ra tiến sĩ từng bước tiếp cận với trình độ và chuẩn mực như ở các nước tiên tiến phát triển, có như vậy sẽ không còn chỗ cho các tiến sĩ kém chất lượng, chạy theo hư danh. Đồng thời, phải có chính sách trọng dụng và đãi ngộ nhân tài cho tương xứng, không cào bằng.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT nhận định, việc xã hội lo ngại là có cơ sở. Bởi trong thời gian qua, các câu chuyện về những lò đào tạo tiến sĩ, đào tạo tiến sĩ siêu tốc, tiến sĩ “rởm”... cả ở trong và ngoài nước gây bàng hoàng, mất niềm tin. Trước đó, dư luận cũng đã từng dậy sóng về sự việc một “lò đào tạo tiến sĩ” với tốc độ đào tạo thần tốc tới kỉ lục. Không những thế, nhiều đề tài luận án tiến sĩ còn bị đánh giá manh mún, bi hài, chưa xứng tầm như: “hành vi nịnh trong tiếng Việt; đặc diểm giao tiếp với dân của chủ tịch xã;...”. Hơn nữa,  đào tạo tiến sĩ trong nước đang có nhiều bất cập như cơ sở vật chất hạn chế, số lượng người làm hướng dẫn không đủ, uy tín của nơi đào tạo, hoặc một giáo sư có thể hướng dẫn tới 10 luận văn, dẫn tới chất lượng kém là điều dễ hiểu.

Chưa kể, dư luận cho rằng, công tác đào tạo, chất lượng đào tạo kém, quản lý còn qua loa, dễ dãi, dường như Bộ GD&ĐT vẫn còn “nhẹ tay”. Với đào tạo ở nước ngoài lại khá tốn kém. Nếu đề án tuyển chọn ứng viên để đi đào tạo thì việc tuyển chọn cần thật cẩn thận, để khi trở về nước, họ có thể phục vụ đất nước như mục tiêu được đặt ra. Thực tế, một số ứng viên đi học ở nước ngoài không đáp ứng và theo được chương trình đào tạo, phải về nước sớm. Chưa kể, không ít người đã ở lại các trường ĐH danh giá, tìm được môi trường phù hợp cho mình.

Có thể nói, nếu Bộ GD&ĐT không thực hiện được đề án, chi tiêu đúng thì sẽ khiến xã hội mất lòng tin. Bởi lẽ, Bộ GD&ĐT đã từng có những đề án chưa tốt như Đề án Ngoại ngữ 2020, Đề án mô hình trường học mới VNEN... tiêu tốn rất nhiều tiền mà không mang lại kết quả cao.

Trước đó, dư luận cũng đã từng dậy sóng về sự việc một “lò đào tạo tiến sĩ” với tốc độ đào tạo thần tốc. Không những thế, nhiều đề tài luận án tiến sĩ còn bị đánh giá quá manh mún, bi hài, chưa xứng tầm như: “Hành vi nịnh trong tiếng Việt”; “Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch xã;...”

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.