Cô giáo đuổi học sinh vì... bố làm thợ xây, mẹ bán hàng?

(PLO) - Hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Vân Đình (Hà Nội) cho rằng việc đuổi học sinh trong giờ học của giáo viên là sai.

Ông Vương Đăng Tuyến, Hiệu trưởng trường THCS Thị trấn Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Nội), cho biết, nhà trường đã xác minh vụ việc một phụ huynh học có đơn đề nghị làm rõ sự việc giáo viên Nguyễn Thị T.  đã "tát, đuổi học sinh giữa giờ học và có lời lẽ xúc phạm học sinh".

"Nhà trường đã báo cáo sơ bộ sự việc với Phòng Giáo dục huyện Ứng Hòa và thành lập tổ xác minh sau khi nhận được đơn phản ánh của phụ huynh học sinh. Đồng thời, đã yêu cầu cô T và cô giáo chủ nhiệm lớp cháu L. viết tường trình và báo cáo sự việc", ông Tuyến cho hay.

Qua xác minh ban đầu, nhà trường nhận được bản tường trình, cô T. nói chỉ tát nhằm dọa học sinh. Do bản tường trình còn chung chung nên phía nhà trường đã yêu cầu cô T. viết lại. Ông Tuyến cho hay, cô T. sẽ bị khiển trách, hạ điểm thi đua một bậc trong một tháng, thông báo trước hội đồng sư phạm của nhà trường.

Gia đình cháu L. cho biết, tối 15/11, cô giáo Nguyễn Thị T. đã đến gia đình học sinh xin lỗi. Tuy nhiên, gia đình không đồng ý và chờ đợi công bố chính thức về hình thức xử lý của nhà trường đối với cô giáo T.

Trước đó, mẹ cháu L. cho hay: “Con gái tôi đang trong giờ học của cô, khi cô phát hiện một vỏ hộp sữa dưới chân nó, thay vì nhắc nhở nhẹ nhàng học sinh vứt vào thùng rác, cô bắt cả lớp mua mỗi đứa 1 vỉ sữa (không rõ mục đích ), con tôi bảo bố mẹ không có tiền mua thì cô hỏi bố mẹ cô làm nghề gì. Khi con bé trả là bố mẹ con làm nghề thợ xây và bán hàng thì cô xúc phạm con bé là 'Chị chỉ cần nói như vậy là tôi biết bố mẹ chị là cái loại gì rồi, bố nào con đấy, rau nào sâu đấy' rồi đuổi nó ra khỏi lớp 5 tuần nay mà không thông qua giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường”.

Liên quan tới những hành vi gây bức xúc khác của cô T., vị phụ huynh này tố: "Cháu trai tôi là đang học lớp 6 bố mẹ bỏ nhau nên cháu ở với ông bà để tiện đi học, chỉ vì quên mang sách vở mà bị cô giáo T. tát chảy máu miệng; một cháu bé khác lớp 8 cũng bị tát gãy răng (tay cô giáo có đeo nhẫn, nhẫn đập vào miệng gãy 1 chiếc răng) về nhà ông bà thấy máu có hỏi thì cháu bảo đùa với bạn chứ không dám nói là do cô giáo đánh".

Cũng theo vị phụ huynh, cô T. bắt những lớp cô dạy GDCD phải mua thêm sách tham khảo về danh ngôn gần 100 nghìn đồng. Khi nhiều học sinh thấy không cần thiết đã không mua mà đi mượn của các bạn lớp khác thì cô đã bắt các em cho mượn và đi mượn phải mua 5 quyển nộp cho cô, nếu không mua sẽ không được vào lớp... 

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?