Cô giáo bị phụ huynh hành hung ngay trên bục giảng

Trường học nơi xảy ra sự việc. Ảnh Báo Long An.
Trường học nơi xảy ra sự việc. Ảnh Báo Long An.
(PLVN) - Sau 3 ngày điều trị, cô Đặng Thanh Thúy đã hết buồn nôn, chóng mặt nhưng vẫn đau đầu, mệt mỏi.

Liên quan đến vụ phụ huynh xông vào lớp học dùng mũ bảo hiểm đánh cô giáo trọng thương, Phòng GD&ĐT huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã có văn bản báo cáo chính thức với Sở GD&ĐT về vụ việc.

Theo đó, vào lúc 6h30' ngày 19/5, ông nội em Nguyễn Bảo L (học sinh lớp 1/1, trường Tiểu học – THCS Lộc Giang) đến trường đòi gặp cô giáo chủ nhiệm. Tại đây, ông nội em L đã có cử chỉ nóng giận nên lãnh đạo nhà trường đã mời vào trường trao đổi.

Ông nội của bé L cho biết nghe cháu kể lại bị cô giáo lấy cây thước gõ vào đầu 1 cái nên muốn đến trường gặp cô đánh lại “cho huề". Sau khi được nhà trường phân tích, hứa xác minh sự việc, ông nội em L rời trường ra về.      

Tuy nhiên, hơn 1 giờ sau, cha em L là ông Nguyễn Hồng Phúc (32 tuổi) lẻn vào trường và đi thẳng vào lớp 1/1, trên tay cầm 1 chiếc nón bảo hiểm. Nhìn thấy cô Thúy đang dạy trên bục giảng, ông Phúc đã dùng nón bảo hiểm đánh mạnh vào đầu cô trước mặt đông đảo học sinh trong lớp.

Sự việc được 1 giáo viên can ngăn, đồng thời gọi điện báo công an xã đến làm việc. cô Thúy đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hậu Nghĩa và được yêu cầu nằm lại viện để kiểm tra, theo dõi sức khỏe. 

Sau khi vụ việc xảy ra, 9h50 cùng ngày, chị của ông Phúc tiếp tục đến trường Lộc Giang đòi xông vào trường nhưng bị bảo vệ can ngăn. Người này dùng nhiều lời lẽ tục tĩu, hăm dọa bảo vệ và một số giáo viên. Đến 13h20 cùng ngày, chị ông Phúc đến trường xin lỗi về việc làm không đúng của gia đình. Sau đó, gia đình ông Phúc đến bệnh viện thăm cô Thúy và hỗ trợ 5 triệu đồng nhưng cô giáo từ chối.

Ngày 20/5, em L được đi khám sức khỏe và không thấy có dấu hiệu bất thường. Ngành giáo dục cũng nhiều lần thăm hỏi sức khỏe cô Thúy. Đến thời điểm này cô giáo đã hết chóng mặt, buồn nôn nhưng vẫn đau đầu và tâm lý còn hoảng loạn. Cô Thúy đã được chụp CT và đang đợi kết quả. 

Bước đầu ghi nhận ý kiến của cô Thúy là cô không đánh em L, khi tan học vào chiều ngày 18/5 mẹ em đến đón thì em vẫn còn trong lớp.

Vụ việc hiện đang được công an điều tra, xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?