Cô giáo 2 lần hoãn cưới để chống dịch Covid -19

Cô Trần Thị Hiền và Trung úy Võ Thái Đức đã sẵn sàng cho đám cưới. Ảnh: NVCC
Cô Trần Thị Hiền và Trung úy Võ Thái Đức đã sẵn sàng cho đám cưới. Ảnh: NVCC
Hai lần ấn định xong ngày cưới thì dịch Covid-19 ập tới buộc cô giáo Trần Thị Hiền và Trung úy Võ Thái Đức phải trì hoãn ngày vui. Người tiếp tục lên tuyến đầu làm nhiệm vụ phòng chống dịch, người ở lại chuẩn bị trường lớp đón học sinh vào năm học mới...
   
Thử thách mang tên Covid-19

Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Võ Thái Đức công tác tại Trạm Kiểm soát biên phòng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoàng Diệu (BCH - BĐBP tỉnh Bình Phước). Qua giới thiệu của bạn bè, anh đã quen và đem lòng yêu thương cô giáo Trần Thị Hiền – GV Trường MN Thiện An, xã Lộc Thái, huyện Lộc Ninh (Bình Phước). 

Hơn 2 năm tìm hiểu với nhiều thử thách, cô Trần Thị Hiền và Trung úy Võ Thái Đức quyết định nên duyên chồng vợ. Hai bên gia đình Hiền, Đức gặp mặt và ấn định lễ kết hôn cho đôi bạn trẻ vào tháng 4/2020.

Tuy nhiên, trước lễ cưới chừng 1 tháng, dịch Covid-19 bùng phát. Cả nước lao vào phòng chống dịch, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Bản thân Võ Thái Đức cùng đồng đội bước vào cao điểm phòng chống dịch, lập chốt “ăn lán ngủ rừng” để kiểm soát người xuất nhập cảnh trái phép nơi biên giới. 

Khi dịch Covid-19 được kiểm soát và đẩy lùi, đời sống xã hội trở lại bình thường, gia đình Hiền, Đức lại lên kế hoạch cho ngày cưới vào ngày 9/8. Thủ tục cho lễ cưới nhanh chóng được chuẩn bị. Từ chụp ảnh cưới, thuê váy, trang điểm cô dâu, đặt cỗ cưới, in và phát đi hơn 200 thiếp mời đến bạn bè người thân… đã cơ bản hoàn thành. 

Thậm chí, cô Trần Thị Hiền còn gọi điện, nhắn tin từ sớm với những người bạn thân thiết đang công tác nơi xa để bố trí sắp xếp và xin nghỉ về chung vui với mình. Họ hàng của gia đình Hiền từ Thái Bình, Bình Thuận, Huế cũng đã đặt vé máy bay, chờ đợi ngày vào Nam dự cưới cháu và đoàn tụ gia đình… 

Ấy vậy mà Covid-19 trở lại bất ngờ. Mọi kế hoạch, chuẩn bị cho lễ cưới lần thứ 2 của 2 bên gia đình lại phải tạm hoãn. Trung úy Võ Thái Đức tiếp tục bám chốt nơi biên giới để thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của người lính biên phòng. Cô Trần Thị Hiền cùng gia đình giải quyết mọi việc sau hoãn cưới. 

Trung úy Võ Thái Đức cùng đồng đội thực hiện công tác phòng, chống dịch. Ảnh: NVCC
 Trung úy Võ Thái Đức cùng đồng đội thực hiện công tác phòng, chống dịch. Ảnh: NVCC

Hy sinh thầm lặng 

Trong sự ngậm ngùi, cô Trần Thị Hiền chia sẻ: Lần đầu hoãn cưới với em là cú “sốc” lớn. Chúng em đến với nhau khá vất vả. Từ đơn vị anh Đức tới Trường MN Thiện An, nơi em công tác cách xa hơn 50km. Hơn 2 năm yêu nhau, cả hai ít được ở bên, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống hàng ngày.

Thế nhưng tình yêu vẫn lớn lên bởi sự nhớ thương trong xa cách và cảm thông với ngành nghề, công việc của nhau. Và hơn thế khi yêu chẳng ai toan tính khó khăn trước mắt mà chỉ nhìn vào sự chân thành, quan tâm của người yêu dành cho mình để đến với nhau… 

Trung úy Võ Thái Đức chia sẻ với tâm tư của người vợ sắp cưới: Hoãn cưới lần đầu, Hiền buồn và tủi thân nhiều lắm. Hiền nói rằng phụ nữ ai cũng ao ước được mặc áo cô dâu, được đi bên cạnh chồng trong lễ cưới ra mắt họ hàng và nhận những lời chúc phúc hai bên gia đình…

Vậy mà phải hoãn cưới đến 2 lần. “Khi ấy em chỉ biết động viên Hiền cố gắng vượt lên thử thách, bởi cả hai còn trẻ. Em hứa với Hiền, nhất định khi dịch bị đẩy lùi sẽ tổ chức lễ cưới. Hiền làm nghề giáo nên rất hiểu chuyện, thông cảm nên sớm vững vàng tâm lý, thậm chí còn động viên ngược để em yên tâm công tác”, Võ Thái Đức tâm sự. 

“Quyết định hoãn cưới lần 2 đến với em không sốc như lần đầu. Chúng em vẫn có thể tổ chức lễ cưới ở quy mô trong gia đình bởi tại địa phương chưa cấm nhưng đã lỡ 1 lần rồi lỡ thêm lần nữa thì không thể. Mặt khác, nếu tổ chức thời điểm này xảy ra điều gì đáng tiếc, tâm lý của người thân lo lắng cũng khiến lễ cưới không vui…”,  cô Trần Thị Hiền nói. 

Nói là vậy, nhưng quyết định hủy cưới lần 2 cũng khiến cô Trần Thị Hiền phải đôi lần đóng cửa phòng khóc một mình. Khóc vì thương hoàn cảnh 2 vợ chồng vất vả, thương bố mẹ, gia đình 2 bên luôn giúp đỡ vun vén, đợi chờ mà ngày cưới mà vẫn chưa thành… Thế nhưng sau những phút yếu lòng, cô lại tự nhủ: “Phải là hậu phương vững chắc để nơi tuyến đầu chống dịch yên tâm, hoàn thành tốt công tác. Khi dịch bệnh bị đẩy lùi chắc chắn ngày vui của hai vợ chồng sẽ tới…”. 

Thượng tá Kiều Văn Hiển – Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoàng Diệu (BCH – BĐBP tỉnh Bình Phước) cho biết: “Trung úy Võ Thái Đức và đồng đội được tăng cường ra chốt làm nhiệm vụ. Mặc dù sinh hoạt, làm việc nơi biên giới vất vả, bản thân phải gác lại hạnh phúc riêng nhưng Võ Thái Đức luôn vững tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Lãnh đạo đồn vẫn thường xuyên gọi điện chia sẻ, để động viên tinh thần cô Trần Thị Hiền và Trung úy Võ Thái Đức. Khi dịch được đẩy lùi, đồng đội của Đức sẽ chung tay giúp sức để tổ chức và chung vui trong lễ cưới của cô Trần Thị Hiền và Trung úy Võ Thái Đức…”.

Những ngày này, Trung úy Võ Thái Đức đang cùng đồng đội cắm chốt 24/24 giờ trong rừng cao su, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, công tác khó khăn vất vả… Còn cô Trần Thị Hiền đang cùng đồng nghiệp dọn dẹp, vệ sinh, làm đồ dùng dạy học… để chuẩn bị đón học sinh vào năm học mới. Mặt khác, trong vai trò đoàn viên thanh niên, cô thường xuyên đồng hành với các bạn trẻ ở địa phương tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.