Chương trình 'tri thức trẻ vì giáo dục' đi vào thực tiễn

Họp báo phát động chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2018 (Ảnh TTO)
Họp báo phát động chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2018 (Ảnh TTO)
(PLO) - Tiếp nối thành công của hai mùa trước, năm nay Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Tuổi Trẻ, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức phát động chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2018.

Đối tượng dự thi là công dân Việt Nam dưới 35 tuổi đang học tập, sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài. Chương trình tiếp tục tìm kiếm các công trình, sáng kiến góp phần đổi mới giáo dục và đào tạo thuộc 3 nhóm nội dung: Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; Sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu; Công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Các công trình, sáng kiến sẽ được lựa chọn dựa trên tính mới và tính khả thi.

Sau hai năm phát động chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” có hơn 600 công trình dự thi, đây là con số rất đáng khích lệ. Ban tổ chức khẳng định cuộc thi đã giải quyết được “sự phàn nàn của phụ huynh, học sinh về hệ thống giáo dục”, có cơ chế hữu hiệu để tham gia đóng góp, đổi mới giáo dục Việt Nam. Đồng thời bày tỏ cần có sự vào cuộc của các ban ngành, có phối hợp để đạt mục tiêu có nhiều tác phẩm dự thi và ứng dụng vào thực tiễn hiệu quả.

Hai năm đồng hành với các tác giả, ngoài phần thưởng các tác giả được nhận, Ban tổ chức đều rà soát lại các công trình có khả năng cao áp dụng thực tiễn để tìm kiếm nguồn lực, xã hội hóa đưa công trình ứng dụng vào thực tiễn. Vừa qua, có hai công trình, sáng kiến được Ban tổ chức trao hỗ trợ để công trình sớm đi vào thực tiễn gồm: hỗ trợ xuất bản sách với công trình “Áp dụng hình thức debate quốc tế vào hoạt động dạy và học ở trường THPT” của tác giả Phạm Hoàng Ân (phối hợp với Nhà xuất bản Trẻ) và hỗ trợ gói truyền thông đối với công trình “Nền tảng phát triển giáo dục Open Classroom” của tác giả Nguyễn Hữu Hải và cộng sự. 

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.