'Cầu Kiều' bị gãy?

Ảnh từ internet.
Ảnh từ internet.
(PLO) - Một tuần thật buồn bởi những hành vi ngạo ngược, coi thường đạo lý xảy ra. Một người tự xưng Tiến sỹ khoa học, Giáo sư, Hiệu trưởng đại học chửi bới học trò của mình hệt như một gã lưu manh chợ trời. Một cán bộ Sở Ngoại vụ Hà Nội đánh không thương tiếc một vị Tiến sỹ thật, Giảng viên thật ở Đại học Bách khoa.

Cho dù ngài Hiệu trưởng của Trường Đại học sáng tạo đã có hành vi chửi bới học viên (vì tiền) đã xảy ra cách đây vài tháng nhưng giờ thiên hạ mới biết do clip quay cảnh đáng xấu hổ này giờ mới được tung lên khiến cho dư luận vô cùng phẫn nộ và đều đồng thuận cho rằng người đó không xứng đáng là thầy. Tất nhiên, thực sự anh ta (30 tuổi) đâu có là thầy nên cái hành vi phản cảm đó đã tố cáo con người thực và nhân cách thực của anh ta. Mong muốn cơ quan chức năng quản lý giáo dục nhanh chóng làm rõ sự mạo danh, trước hết là để đội ngũ Tiến sỹ và các ông thầy đúng nghĩa không mang tiếng xấu.

Còn ông cán bộ Sở Ngoại vụ Hà Nội - Phó Giám đốc của một Trung tâm thuộc sở, vì bênh vợ mà đánh một ông già giữa thanh thiên bạch nhật với bao người chứng kiến thì dư luận đã cho một bài học đạo đức nhớ đời rồi. Lãnh đạo Hà Nội đã không bỏ qua vụ này mà chỉ đạo làm cho ra nhẽ. Không phải người bị đánh là Tiến sỹ hay Giảng viên đại học mà đơn giản là một ông già. Một người trẻ tuổi hành hung một cụ già thì bất luận vì lý do gì cũng không thể chấp nhận được. Có lẽ, cách ứng xử của ông già này mới là điều đáng coi trọng, ông không kiện cáo, đòi bồi thường gì, đơn giản là ông “không muốn dây vào bọn bất lương” – đúng là lời nói đáng giá của một ông già trí thức!

Một diễn biến khác, cũng rất đáng buồn ở Hà Tĩnh khi các cô giáo trẻ trung xinh đẹp được UBND thị xã trưng dụng làm “tiếp viên” cho các buổi tiếp lãnh đạo trong nhà hàng hay tại quán karaoke. Một cách vinh danh người thầy chăng?.

Đạo đức xuống cấp hay đạo lý suy đồi đều thể hiện ra bằng các hành vi vô luân của từng cá nhân cụ thể. Chấp nhận hoặc làm ngơ cho những hành vi đó là đã đến lúc sự xuống cấp không thể cứu vãn được. May thay, dư luận xã hội đã không để điều đó xảy ra!

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?