Cảnh báo vấn nạn 'thầy biến thái' trong trường học

Các cô gái bé nhỏ làm sao đủ sức chống cự trước những lời tán tỉnh có cánh của “thầy” … Ảnh minh họa
Các cô gái bé nhỏ làm sao đủ sức chống cự trước những lời tán tỉnh có cánh của “thầy” … Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong khi vụ việc thầy giáo chủ nhiệm say rượu sàm sỡ hàng loạt nữ sinh lớp 5 ở Bắc Giang đang được các cơ quan chức năng làm rõ, thì hàng loạt tin nhắn “gạ tình” của thầy giáo ở Thái Bình với nữ sinh lớp 10 cũng đang được phát tán trên mạng xã hội. Sẽ còn bao nhiêu “thầy giáo yêu râu xanh” dưới tảng băng chìm? 

Từ sàm sỡ tới tán tỉnh sởn gai ốc

Mới đây, một thầy giáo ở trường tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị phụ huynh tố cáo có hành vi dâm ô với 15 nữ sinh lớp 5. Theo ông Nguyễn Văn Bắc, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tiên Sơn, ông đã nắm được thông tin vụ việc một giáo viên của trường bị tố có hành vi xâm hại tình dục với nhiều học sinh trong lớp.

Vào trưa ngày 1/3 (ngày hội truyền thống của làng) giáo viên Dương Văn M. chủ nhiệm lớp 5A nhận lời mời của 2 phụ huynh học sinh đến ăn cơm, trong bữa cơm anh M. có uống rượu. Chiều 1/3 thầy vẫn lên lớp giảng dạy bình thường và có hành động là véo vào mũi, vỗ tai và mông nhiều học sinh. 

Trước đó, phụ huynh có con học lớp 5A trường tiểu học Tiên Sơn - lớp do thầy Dương Văn M. chủ nhiệm bức xúc tố cáo hành vi xâm hại tình dục của thầy giáo này với nhiều nữ sinh của lớp. Theo phản ánh, giáo viên Dương Văn M. đã có hành vi “sờ nắn, bóp.....” vào vùng nhạy cảm của 13 em học sinh nữ trong lớp. Thầy giáo M. đã thừa nhận hành vi của mình bằng bản tường trình gửi các cơ quan chức năng. 

Trong khi sự việc trên đang được làm rõ thì một loạt tin nhắn thầy giáo chủ nhiệm trường chuyên có tiếng ở Thái Bình tán tỉnh và gạ tình nữ sinh lớp 10 khiến dân mạng sôi sục: “Muốn em quyện vào thầy khi ở bên nhau”; “Em cứ nghĩ thầy là người đầu tiên trong đời làm em cảm thấy hạnh phúc thực sự, là người đàn ông yêu em hết mực”… Đó là những lời tán tỉnh và gạ tình gây sởn gai ốc mà thầy chủ nhiệm gửi cho nữ sinh đáng tuổi con mình.

Theo N.T.L.A, người công khai loạt tin nhắn này, thầy giáo kia tên T. hơn 40 tuổi, đã có vợ con. Ban đầu nữ sinh tên M. khó chịu khi nhận tin nhắn tán tỉnh từ thầy T. nhưng sau đó bị cưa đổ trước lời mật ngọt của ông ta. Thầy T. căn dặn xóa tin nhắn nhưng M. không làm theo và đưa cho bạn thân đọc để rồi bị chụp lại.

Sau đó, bạn của nữ sinh phát tán loạt tin nhắn này trong nhóm Facebook của lớp. Khi quá sức chịu đựng vì bị thầy T. liên tục quấy rối, nữ sinh đã kể lại với ban giám hiệu. Thế nhưng, có lẽ vì sợ danh tiếng của trường bị ảnh hưởng nên ban giám hiệu làm ngơ và tiếp tục để thầy T. công tác. 

Đừng để “sự đã rồi”

Có thể nói ngành giáo dục đã xảy ra hàng loạt vụ việc liên quan đến vấn đề giáo viên xâm hại tình dục học sinh như vụ thầy giáo dạy đạo đức ở Quảng Nam dâm ô nhiều học sinh tiểu học đã bị tuyên án 24 năm tù giam; thầy giáo dạy tin học dâm ô nhiều lần đối với nhiều học sinh nữ ở Nghệ An; thầy giáo thể dục xâm hại nữ sinh lớp 8 ở An Giang nhiều lần; thầy giáo dạy thể dục ở Hoài Đức, Hà Nội cưỡng dâm nữ sinh lớp 7…

Và những ngày cuối năm vừa qua,  vụ việc ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú THCS Huyện Thạnh Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã lạm dụng hàng loạt học sinh nam tại trường khiến nhiều học sinh vì bị ám ảnh, áp lực đã phải nghỉ học.

Theo thống kê của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 93% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em là người thân quen. Và 47% thủ phạm là họ hàng, người thân trong gia đình. Điều đáng lưu ý là phần lớn các vụ xâm hại nói trên xảy ra ở trường học và chính ở nhà của nạn nhân hoặc phạm nhân, những địa điểm thường được coi là an toàn đối với trẻ mà các bậc cha mẹ tin tưởng nhất.

Vì thế, theo các chuyên gia bảo vệ trẻ em, các nhà lãnh đạo giáo dục cần ngăn chặn hành vi tình dục sai trái như không cho phép việc gặp gỡ trực tiếp học sinh và giáo viên trong môi trường riêng tư, yêu cầu phải có ít nhất 2 người lớn có mặt trong các sự kiện và các chuyến đi ra ngoài trường, đưa ra quy định về chuẩn mực tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh…

Điều đáng buồn hơn nữa là trong những vụ việc đau lòng như thế chỉ thấy có sự ca thán của các phụ huynh và tiếng nói yếu ớt của nhiều giáo viên, chính quyền địa phương. Còn Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Hội Phụ nữ… ít có hành động để bảo vệ các em.

TS Vũ Thu Hương - Giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, ngoài việc tăng cường giáo dục giới tính cho học sinh ở cả gia đình và nhà trường cần phải tăng nặng hình phạt đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em vì trẻ em là đối tượng cực kỳ yếu thế, những tổn hại về tinh thần và thể xác đối với các em sau những vụ việc như thế là không thể đo đếm được.

Chính vì vậy, những vụ xâm hại trẻ em cần phải được liệt vào những vụ trọng án, có hình thức xử lý thật nghiêm minh, phạt tội thật nặng để làm gương cho kẻ khác.

Ở góc độ trang bị kiến thức cho cha mẹ, ông Nguyễn Huy Tùng - Trưởng phòng Đào tạo, Giảng viên Trung tâm Phòng chống tai nạn thương tích Trẻ em - Hội bảo vệ Quyền trẻ em cho biết, những nguyên tắc đơn giản nhưng vô cùng hữu ích cho cha mẹ đó là không thay quần áo trước mặt con; dạy cho con biết đi đâu phải xin phép; con không được nhận quà của người lạ khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ; dạy con nhớ ít nhất ba số điện thoại của người thân; tạo mật khẩu riêng an toàn của gia đình; liên hệ với Tổng đài quốc gia 111 khi cần hỗ trợ.

Bên cạnh đó các bậc phụ huynh nên căn cứ theo độ tuổi của trẻ để trang bị cho trẻ những kiến thức về quấy rối, xâm hại và bắt cóc một cách đầy đủ ngay từ nhỏ. Theo ông Tùng, từ 5 tuổi trở lên là độ tuổi thích hợp để nói với con về vấn đề này.

Ba mẹ nên để con tiếp cận từ từ, tránh trường hợp dạy con dồn dập, làm trẻ cảm thấy “bị ngợp”, hoang mang và lo sợ, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý các con. Mặt khác, ba mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng khi con ở độ tuổi dậy thì và tìm hiểu những cách đối phó với những sự thay đổi đột ngột, bất thường của trẻ trong giai đoạn này.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?