Căng thẳng “cuộc đua” vào khối trường công an

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Năm 2016, thông tin tuyển sinh của khối trường Công an nhân dân thu hút sự chú ý đặc biệt của học sinh chuẩn bị thi đại học cũng như các phụ huynh bởi tính cạnh tranh gay gắt đã được dự đoán trước.

Dự kiến 27 điểm mới... đỗ

Năm 2015, khối trường Công an nhân dân (CAND) có mức điểm đầu vào đặc biệt cao,  ĐH Cảnh sát nhân dân và Học viện An ninh nhân dân có điểm chuẩn trung bình 25-26 điểm, thấp nhất là 24 điểm, cá biệt ngành Luật dành cho nữ có điểm chuẩn cao nhất, lên tới 30 điểm. Ngành Điều tra trinh sát của ĐH Cảnh sát nhân dân có điểm chuẩn cho nữ khối C là 28 điểm. Với TS năm nay, sự cạnh tranh dự kiến sẽ còn gay gắt hơn bởi chỉ tiêu tuyển sinh của toàn ngành giảm mạnh.

Thiếu tướng Bùi Minh Giám - Cục trưởng Cục Đào tạo, Tổng cục Chính trị CAND (Bộ Công an) lưu ý, năm 2015 tổng chỉ tiêu các trường CAND là 9.500, năm nay chỉ có 5.000, tức là giảm gần 50%. Trong đó, cơ cấu tuyển mới và đào tạo của các học viện, trường ĐH là 3.200; hệ cao đẳng 600; hệ trung cấp 1.000; còn 200 chỉ tiêu cho các trường văn hóa.

Quy định tuyển sinh của ngành cũng nêu rõ, chỉ có TS đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc tế mới được tuyển thẳng, còn TS đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, trong kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia chỉ được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển vào các trường CAND. Các TS này bắt buộc phải đủ điểm trúng tuyển, gồm kết quả điểm thi, điểm ưu tiên khu vực, đối tượng, điểm thưởng giải mới được chấp nhận.

Theo Thiếu tướng Bùi Minh Giám, TS nên cân nhắc lực học của mình trước khi quyết định thi vào khối trường CAND. Học lực khá cũng khó có khả năng đỗ vì chỉ tiêu ít, số lượng TS đăng ký dự thi đông. Theo ông, TS đạt trung bình 7 điểm/môn cũng chưa có khả năng đỗ vào hệ trung cấp chứ chưa nói đến hệ ĐH. Dự kiến, TS phải đạt mức 27 điểm 3 môn thì mới có hy vọng đỗ vào hệ ĐH các trường CAND.

Hậu kiểm để phát hiện tiêu cực

Do đặc thù của ngành, sinh viên các trường CAND được bảo đảm phân công nhiệm vụ sau khi ra trường nên đầu ra khá thuận lợi so với các trường dân sự. Cũng vì vậy, sức ép tuyển sinh của các trường này rất lớn, kèm theo đó là áp lực phòng chống tiêu cực trong thi tuyển tăng theo.

Năm 2015, khối trường CAND tham gia xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia chung. Theo Cục Đào tạo, cùng năm, các trường khối công an đã tuyển 4.425 TS hệ ĐH chính quy, 1.718 TS hệ cao đẳng và gần 3.000 TS hệ trung cấp. Tuy nhiên, có một hiện tượng đó là khi sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển, có sự biến động lớn về lượng TS trúng tuyển ở một số địa phương.

Về vấn đề này, Cục Đào tạo (Bộ Công an) đã có văn bản đề nghị Bộ GD-ĐT để Cục được quản lý bài thi của TS đỗ vào các trường CAND. Những năm trước, thông qua công tác hậu kiểm, so sánh chữ bài thi, các trường đã phát hiện 15-20 trường hợp thi hộ, thi kèm nên hủy bỏ kết quả. Cơ quan chức năng cũng đã khởi tố đường dây thi hộ, thi kèm vào trường CAND.

Bên cạnh các biện pháp siết chặt kỷ luật trường thi, bảo đảm công bằng, nghiêm túc cũng như để nâng cao chất lượng đầu vào, các trường CAND đang tính tới những phương án chủ động hơn trong tuyển sinh, như đưa ra các tiêu chí khác phù hợp với công tác đào tạo của ngành, ngoài việc dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Năm 2015 đã xảy ra một số trường hợp như TS Bùi Kiều Nhi ở Quảng Bình, sau khi trúng tuyển mới biết mình bị loại vì lý lịch. Thiếu tướng Bùi Minh Giám cho biết: “Chính vì rút kinh nghiệm năm ngoái, chúng tôi đặc biệt tập trung tuyên truyền, hướng dẫn TS cách kê khai lý lịch gia đình, bản thân, tránh sai sót.

Chúng tôi sẽ tăng thời gian sơ tuyển nhiều hơn để có đủ thời gian thẩm tra, xác minh, kết luận về tiêu chuẩn chính trị để thông báo sớm cho TS. Gia đình cũng như TS nên nghiên cứu kỹ, kê khai chuẩn mực, trung thực vì hồ sơ quản lý lưu trữ rất đầy đủ, sẽ phát hiện ngay khi thẩm tra những chi tiết không đúng.

Căn cứ vào lý lịch tự khai của người dự tuyển, kết hợp với hồ sơ lưu giữ, quản lý của Bộ Công an, công tác thẩm tra, xác minh, kết luận được tiến hành một cách cẩn thận, tỉ mỉ, tôi tin năm nay sẽ không xảy ra trường hợp tương tự như năm 2015”. 

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.