Cần chia sẻ với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, ngành Giáo dục mới năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, không tránh khỏi sơ suất. Chúng ta cần có những chia sẻ để làm thế nào tất cả cùng chung sức, đồng lòng, cùng ngành Giáo dục thực hiện thành công Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Những sai sót, “hạt sạn” trong một số cuốn sách giáo khoa lớp 1 bộ sách Cánh Diều tiếp tục được các đại biểu Quốc hội phân tích và tranh luận tại hội trường vào sáng 4/11.

Theo một số đại biểu, Luật Giáo dục 2019 đã quy định chương trình giáo dục phổ thông là để thể hiện mục tiêu giáo dục và có phạm vi áp dụng trên cả nước. Sách giáo khoa (SGK) được biên soạn nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình này.

Chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK là đúng đắn, nhưng vấn đề xã hội hóa như thế nào để vừa đảm bảo tinh thần đổi mới vừa đảm bảo mục tiêu của giáo dục toàn diện là vấn đề quan trọng. Trong khi đó, năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên ngành Giáo dục bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó sử dụng SGK mới cho học sinh lớp 1. 

Bước đầu thực hiện, các đại biểu chia sẻ rằng đương nhiên có những sai sót. Tuy nhiên, có nhiều bất cập nổi lên thì cần phải nhìn nhận lại.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương.

Tranh luận về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) cho hay: Quá trình thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, có sự tham gia của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

“Tôi tin tưởng rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đúng quy trình, trách nhiệm cao và lấy sự góp ý của các giáo sư, tiến sĩ, cộng đồng nhà giáo và nhân dân. Tất nhiên đây là lần đầu tiên nên không tránh khỏi những sai sót mà cần phải rút kinh nghiệm”, Đại biểu Phương bày tỏ.

Rất nhiều người dân cùng có ý thức góp ý sai sót, đặc biệt quan tâm đến việc thay sách thì tốn kém. Nhưng cùng một sự kiện, có nhiều đối tượng chỉ quan tâm soi vào sai phạm không đáng chú ý mà phủ nhận thành tích, sự cố gắng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đại biểu Phương nhấn mạnh: “Việc bức xúc của cử tri, các đại biểu khi tiếp cận thì việc gì cần ghi nhận phải ghi nhận, cần giải thích phải giải thích rõ ràng. Những nỗ lực đáng ghi nhận  của Bộ, ngành thì phải ghi nhận; việc gì chưa thỏa mãn thì nên trao đổi và có kiến nghị. Nhưng cần có nhận thức, góp ý của mình mang tính xây dựng đối với việc thực hiện Nghị quyết 29.

Chúng ta đừng cho rằng việc thực hiện quy định này là lỏng lẻo, dễ dãi, khó tin, SGK là thiếu sự trong sáng về ngôn ngữ… Tất nhiên góp ý là tốt, còn những sơ suất thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có giải trình, tiếp thu. Tôi cho rằng đây là điểm mà đại biểu cần lưu ý, rút kinh nghiệm, đừng đẩy mức độ vấn đề khiến người dân thiếu niềm tin vào giáo dục mà đề nghị trì hoãn không cần thiết đối với công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay”.

Theo Đại biểu Phương, nên nhớ rằng Quốc hội thông qua dự án Luật với quy trình hết sức chặt chẽ, chu đáo nhưng vẫn có những sơ suất. Ngành Giáo dục mới năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình, SGK, không tránh khỏi sơ suất. Vì vậy, chúng ta cần có những chia sẻ để làm thế nào tất cả cùng chung sức, đồng lòng, cùng ngành Giáo dục thực hiện thành công Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?