Cách dạy đánh vần gây xôn xao sẽ không thí điểm tại Đà Nẵng

Các học sinh tiểu học tại Đà Nẵng sẽ không áp dụng thí điểm dạy đánh vần kiểu mới của giáo sư Hồ Ngọc Đại
Các học sinh tiểu học tại Đà Nẵng sẽ không áp dụng thí điểm dạy đánh vần kiểu mới của giáo sư Hồ Ngọc Đại
(PLO) - Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ khai giảng vào ngày 5/9, với tinh thần ngắn gọn, tươi vui, an toàn và lịch thiệp trong khoảng 45 phút. Bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại sẽ không được áp dụng vào việc dạy đánh vần cho học sinh Tiểu học ở thành phố này.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết thông tin trên.

Cũng theo ông Vĩnh, Đà Nẵng sẽ tập trung mọi nguồn lực để chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới thực sự là ngày hội đến trường của toàn thể học sinh.

Theo báo cáo Sở GD&ĐT, năm học mới 2018-2019, chỉ tính riêng bậc Tiểu học, Đà Nẵng tăng 2.800 học sinh. Đà Nẵng có 4 trường mẫu giáo, 205 trường mầm non (tăng 10 trường), 102 trường tiểu học (tăng 2 trường), 59 trường THCS, 32 trường THPT (tăng 3 trường) và 3 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Ngành GD&ĐT đã nỗ lực rà soát, khắc phục ngay những thiếu sót, đặc biệt các vấn đề gắn sát với ngày tựu trường, khai giảng năm học như sách giáo khoa, bàn ghế… để ngày khai giảng được diễn ra thật nhẹ nhàng, ấm áp, tạo động lực cho công tác dạy học, hoạt động của các đơn vị nhà trường.

Về sách giáo khoa, ông Vĩnh cho biết, nếu phụ huynh học sinh gặp khó khăn khi mua sắm tại các quầy sách thông thường, có thể tìm mua tại các quầy sách của nhà xuất bản giáo dục, quầy sách của công ty sách thiết bị trường học. Một vài trường hợp quá khó khăn sẽ dùng nguồn sách từ thư viện nhà trường.

Trước thông tin năm học 2018- 2019, nhiều địa phương đang tiến hành thí điểm bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại vào việc dạy đánh vần cho học sinh Tiểu học, ông Nguyễn Đình Vĩnh khẳng định, ngành giáo dục Đà Nẵng không áp dụng bộ sách gây nhiều tranh cãi này.

“Đà Nẵng hiện áp dụng chương trình phổ thông đại trà của Bộ GD-ĐT, không có trường tiểu học nào thí điểm chương trình Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại khởi xướng cả. Chỉ có vài trường áp dụng chương trình VNEN của Bộ GD-ĐT, tức chương trình tiểu học theo hướng mới, nhưng do không phù hợp với thực tiễn nên cũng đã thu dần việc thí điểm”, ông Nguyễn Đình Vĩnh nói.

Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh thông tin thêm, quan điểm và định hướng của ngành giáo dục TP Đà Nẵng là khi triển khai thí điểm, thử nghiệm mới bất cứ điều gì với học sinh và nhà trường, cũng phải trên cơ sở phù hợp với thực tiễn và có thể chấp nhận được. 

Một trường tiểu học tại Đà Nẵng không áp dụng chương trình dạy phát âm gây xôn xao dư luận thời gian qua
Một trường tiểu học tại Đà Nẵng không áp dụng chương trình dạy phát âm gây xôn xao dư luận thời gian qua

Bà Hồ Thị Cẩm Bình, Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Đà Nẵng) cho biết thêm, chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục thiên về phát triển ngữ âm, chủ yếu với học sinh có khó khăn về phát âm hoặc phát âm không chuẩn. Tuy nhiên Đà Nẵng đã thực hiện ổn định chương trình hiện hành của Bộ GD-ĐT, chất lượng của học sinh vẫn tốt nên không thí điểm sách của GS Hồ Ngọc Đại.

Ghi nhận của PLVN tại trường Tiểu học Trần Cao Vân (quận Thanh Khê) trong ngày tựu trường 1/9, bộ sách dùng cho học sinh lớp 1 hoàn toàn không có chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Nhiều phục huynh đưa con đi đến lớp đều bày tỏ vui mừng trước thông tin này và cho rằng, "cần phải kiên quyết đấu tranh để những "mô hình lạc chuẩn" không có cơ hội lấy con trẻ ra làm "chuột bạch".

Bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại đã được dạy từ năm 1979 ở Trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục - ngôi trường do chính GS sáng lập. Từ đó đến nay, bộ sách cũng đã trải qua những thăng trầm khi ngành giáo dục lúc dừng, lúc lại tiếp tục cho dạy thí điểm ở trường tiểu học.

Năm 2006, sau một số năm gián đoạn dạy trong trường tiểu học, GS. Hồ Ngọc Đại đưa sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”. Ông đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách vào dạy.

Năm 2008, Bộ GD-ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh. Năm 2013, Bộ GD-ĐT đồng ý tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh, thành lựa chọn. Dù vậy, sự tranh luận vẫn không ngừng diễn ra nên năm 2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập hội đồng quốc gia thẩm định lại.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.