Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị sớm kết luận vụ trường tiểu học Nam Trung Yên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề  nghị sớm kết luận vụ trường tiểu học Nam Trung Yên
(PLO) - Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các cơ quan chức năng của TP Hà Nội sớm kết luận, xử lý nghiêm khắc Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên nếu có sai phạm

Liên quan đến việc em Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2 bị tai nạn gãy xương đùi ngay trong sân trường Tiểu học Nam Trung Yên (TP Hà Nội) ngày 1-12-2016, chiều 18-2, trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cơ quan chức năng của TP sớm kết luận, xử lý nghiêm khắc hiệu trưởng trường Nam Trung Yên nếu có sai phạm để đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục.

Trước đó, ngày 17-2, một số giáo viên của trường đã lên tiếng cho biết bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường, đã nói sai sự thật về sự việc trên. Cô Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A2 của cháu Kiên, cho biết khi đọc bản báo cáo mà Ban Giám hiệu trường Nam Trung Yên gửi báo chí đã rất bức xúc vì có nhiều điểm không đúng sự thật.

Theo báo cáo, cô Nhung là người đã tư vấn cho lãnh đạo nhà trường làm phiếu khảo sát có taxi đi vào trường không, tuy nhiên cô Nhung đã lên tiếng phủ nhận thông tin này. Cô Nhung nói thêm: "Ngay buổi đó, chính một số học sinh trong lớp chơi đùa với cháu Kiên đã kể với giáo viên vì các con chứng kiến sự việc. Có học sinh còn kể chi tiết với tôi: Con chạy sau bạn Kiên, thấy bạn bị xe taxi đâm vào và ngã ra. Cô Hiệu phó đi mở cửa bên này đi xuống xem bạn Kiên có sao không thì con chạy vòng sang cửa xe bên kia, chỗ cô Hiệu trưởng ngồi để mách cô là bạn Kiên bị xe đâm…".

Cô Vũ Thị Mừng, một giáo viên lớp 3 của trường cho biết, từ khi xảy ra vụ việc các giáo viên trong trường phải chịu rất nhiều áp lực từ dư luận. Danh dự và uy tín của tập thể giáo viên trong trường cũng bị ảnh hưởng.

Sáng 17-2, anh Trần Trí Dũng (bố cháu Kiên) đã có đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng và báo chí, trong đó phản bác lại 7 điều mà theo ông không đúng sự thật trong phần trả lời của cô Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên.

Cụ thể, anh Dũng cho biết, việc gia đình mong muốn giáo viên khảo sát tìm nguyên nhân gây tai nạn là không đúng; việc cô Ngọc giải thích do phải gây mê còn mệt nên phải đi taxi vào trường cũng không hợp lý.

Ngoài ra, anh Dũng cũng cho rằng cô Ngọc bất nhất trong báo cáo về sự việc cả trước và trong quá trình điều tra, lúc thì cô khẳng định không có ô tô vào trường, lúc khác lại nói là có. Phụ huynh này cũng cho hay cảm thấy buồn khi cả tập thể giáo viên của trường không biết do cố tình hay bị ép buộc mà đồng lòng bao che cho sai trái.

“Gia đình chúng tôi rất bức xúc trước sự việc này. Rất mong các cơ quan chức năng sớm có kết luận khách quan theo chỉ đạo từ Phó thủ tướng và Chủ tịch UBND TP Hà Nội” - anh Dũng nói.

Ngày 1-12-2016, học sinh Trần Chí Kiên bị tai nạn gãy chân trong trường Tiểu học Nam Trung Yên. Nhà trường cho rằng, học sinh tự chạy bị ngã, không có xe ô tô vào ra sân trường hôm xảy ra sự việc. Tuy nhiên, gia đình cháu bé cho rằng cháu bị chiếc xe taxi đi vào sân trường va chạm khiến cháu bị gãy chân. Ngày 6-2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị xử lý, đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng của trường chờ điều tra. Đến thời điểm này, vụ việc vẫn chưa có kết luận và hình thức xử lý./.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?