Bộ Giáo dục chỉ đạo chủ động dạy trực tuyến để phòng dịch COVID-19

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi các sở giáo dục và đào tạo về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch COVID-19 nhằm đáp ứng mục tiêu kép: Bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên phòng chống dịch và hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở chuẩn bị các phương án điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường và chủ động triển khai tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường để thực hiện chương trình, phòng chống và ứng phó kịp thời khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Các sở chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai kịp thời hiệu quả việc dạy học trực tuyến theo Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hình thức dạy học khác phù hợp với điều kiện của địa phương trong trường hợp phải cho học sinh nghỉ học ở trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các sở trực thuộc thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn trong trường hợp phát hiện ca lây nhiễm COVID-19, F1, F2,… tại địa phương, kịp thời báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố để quyết định cho học sinh nghỉ học ở trường, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh.

Công văn nêu rõ, giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên triển khai thực hiện kịp thời. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn giải quyết.

Trước đó, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ngày 28/01/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã ban hành Chỉ thị số 79/CT-BGDĐT về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Tại Hà Nội, nhiều trường phổ thông đã có kế hoạch, và thông báo cho cha mẹ học sinh chuẩn bị tinh thần cho học sinh chuyển sang học trực tuyến.

Trường đầu tiên thực hiện việc chuyển 100% học sinh sang dạy học trực tuyến là trường THCS Ngoại ngữ và trường THPT Ngoại ngữ (trực thuộc ĐHQGHN). Theo ông Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN), học sinh 2 trường trên đều chuyển sang dạy học trực tuyến theo thời khóa biểu trên nền tảng Microsoft Teams từ ngày 29/1, đồng thời hoãn tất cả các kỳ thi của trường diễn ra trong ngày này.

Từ ngày 29/1, theo thông báo của Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, các trường THPT chuyên Đại học sư phạm, trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành chuẩn bị sẵn sàng cho việc dạy học qua mạng. Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành đã họp gấp về tình hình hiện tại và quyết định chuyển sang phương án dạy học trực tuyến từ ngày 1/2.

Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cũng đã chuẩn bị kỹ cho phương án dạy học trực tuyến ngay từ đầu năm học 2020-2021 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có thực tiễn triển khai việc này từ năm học trước, nên không bỡ ngỡ. Việc dạy học trực tuyến có thể triển khai từ tuần tới. Trước đó, trường THPT Phan Đình Phùng có học sinh là F1, nên đã xin ý kiến sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho học sinh nghỉ học toàn trường.

Ông Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), cũng cho biết trường đã chuẩn bị sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến.

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.