Bộ GD&ĐT đề nghị hỗ trợ miễn phí hạ tầng dạy học trực tuyến

Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng internet có chính sách miễn phí dịch vụ internet cho học sinh, giáo viên sử dụng các hệ thống dạy học trực tuyến trong mùa dịch Covid-19

Chiều 24/3, tại Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có cuộc làm việc nhằm trao đổi thống nhất một số nội dung hỗ trợ triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong thời điểm dịch bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với phương châm “học sinh không đến trường nhưng việc học không gián đoạn”, thời gian qua, ngành Giáo dục đã tích cực triển khai việc dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình cho cấp học phổ thông và đại học. 

Để việc dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình đạt hiệu quả, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng interrnet có chính sách miễn phí dịch vụ internet cho học sinh, giáo viên sử dụng các hệ thống dạy học trực tuyến trong mùa dịch Covid-19.

Ngoài 14 đài truyền hình trong cả nước đang tham gia phát sóng dạy học trên truyền hình, Bộ GDĐT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thêm các đài truyền hình tham gia phát sóng dạy học, tăng thời lượng phát sóng cũng như chia sẻ nội dung, tiếp sóng các bài giảng qua các kênh truyền hình.

Trước thực trạng nhiều trường đại học quả tải về hạ tầng công nghệ thông tin khi đào tạo trực tuyến cho số lượng lớn sinh viên; việc truy cập internet của một số giáo viên, học sinh triển khai dạy học trực tuyến ở những vùng khó khăn còn hạn chế, Bộ GDĐT đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét hỗ trợ miễn phí hạ tầng công nghệ thông tin cho các trường đại học, cho các vùng khó khăn.

“Dịch bệnh đặt ra thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngành Giáo dục đổi mới phương thức dạy học, tăng cường áp dụng công nghệ trong dạy và học; đồng thời nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin của ngành, trong đó có vấn đề số hóa, xây dựng kho học liệu, triển khai tốt đề án về công nghệ thông tin của toàn ngành trong giai đoạn tới.

Sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông là rất cần thiết cho ngành Giáo dục không chỉ trong giai đoạn hiện nay và cả lâu dài” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ GDĐT cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tài trợ dịch vụ đầu số nhắn tin để có thể nhắn tới số điện thoại ở các mạng di dộng phổ biến phục vụ thông tin chỉ đạo điều hành của Bộ trong mùa dịch Covid-19 như: cung cấp thông tin y tế, thông tin về dạy học trực tuyến cho học sinh, sinh viên, giáo viên...

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc.
 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi làm việc.

Thống nhất với các đề nghị của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ triển khai ngay các hoạt động hỗ trợ để đồng hành với ngành Giáo dục trong giai đoạn trước mắt, trong đó có việc miễn phí hạ tầng dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong thời điểm dịch bệnh. Đồng thời, xem xét để có những hỗ trợ lâu dài cho ngành Giáo dục.

Dự kiến, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ GDĐT sẽ ký cam kết cụ thể cho những hỗ trợ này vào ngày 26/3.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?