Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam: Tránh tình trạng đếm chữ lấy tiền

(PLO) -Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam tại cuộc họp với Hội đồng này diễn ra hôm qua (20/12).

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng sau gần 2 năm thực hiện, nhiều công việc đã dần đi vào nền nếp, cần tiếp tục xây dựng nguyên tắc hoạt động cho giai đoạn tới, rà soát, cắt bỏ các thủ tục, hoạt động không cần thiết.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chủ nhiệm đề án, các cơ quan liên quan cần có cơ chế giao quyền chủ động cho Trưởng ban biên soạn về sử dụng kinh phí chuyển cho các thành viên biên soạn, căn cứ vào tiến độ và chất lượng công việc, nhằm tránh trường hợp có thành viên nhận tiền những không làm hoặc có làm nhưng sản phẩm không đạt chất lượng.

“Cơ chế tài chính sau thời gian thí điểm cần xây dựng chính thức, theo hướng bổ sung, khắc phục những bất cập trong quá trình thực hiện. Các đồng chí cần chú ý việc xây dựng định mức, đơn giá đối với việc biên soạn, cần khuyến khích theo hướng cô đọng, ngắn gọn nhất, tránh tình trạng đếm chữ lấy tiền…Thời gian biên soạn nên đủ để các nhà khoa học thực hiện công việc một cách hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng lưu ý cơ chế tài chính cần có sự đơn giản, giúp các nhà khoa học tập trung vào công việc biên soạn, không phải lo nhiều thủ tục hành chính rườm rà. Ban Chủ nhiệm Đề án cần tập trung tin học hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, sớm triển khai các phần mềm phục vụ cho công việc của Đề án, tạo công cụ giúp cộng đồng xã hội có thể tham gia đóng góp.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?