Bé trai 4 tuổi gãy chân khi đi học

Bé trai 4 tuổi gãy chân khi đi học
(PLVN) - Bé trai 4 tuổi bị gãy chân được cô giáo giải thích là do con quấn chân vào bàn khi ngồi ăn cơm, cô không để ý bế con lên.

Cháu bé là Đ.G.P (4 tuổi, đang học tại trường mẫu giáo dân lập Họa Mi, phường Xuân Bình, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).

Theo chị T.C (TP Long Khánh, mẹ bé P), sáng 28/10, chị đưa con trai tới trường đi học bình thường. Tuy nhiên, tới trưa cùng ngày, chị C bất ngờ nhận được điện thoại của nhà trường, báo đến trường đón con về vì con bị gãy chân.

Chị C và cô Th - phụ trách lớp của con đưa bé đến ngay bệnh viện, nhưng cũng không biết rằng, trường đã đưa con đến một phòng khám từ trước đó. Cô giáo của bé nói rằng “do con quấn chân vào bàn khi ngồi ăn cơm, cô không để ý nên bế con lên”.

Kết quả chụp X-Quang bé P bị gãy xương đùi. Trường hợp của con nghiêm trọng, các bác sĩ khuyên gia đình cần chuyển gấp con lên Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Cháu P đang nằm kéo chân chờ xương liền để bó bột tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
 Cháu P đang nằm kéo chân chờ xương liền để bó bột tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ cho biết, em bị gãy xương đùi, phải nằm kéo chân đến lúc xương liền mới bó bột, cần phải nằm viện ít nhất từ 12 – 14 ngày. Em cũng có thể phải tập vật lý trị liệu từ 3 đến 6 tháng để hai chân bằng nhau.

Trả lời Dân trí, chị C cho biết chị hỏi thì bé nói: "Do con ăn chậm nên cô Th lấy chân con để lên cổ con nên chân con bị gãy". Điều chị đau lòng nhất là giáo viên, nhà trường đã cố tình che giấu, lấp liếm sự việc, thiếu kiến thức sơ cứu cơ bản để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến con. 

Trao đổi với Giáo dục Việt Nam, ông Trần Công Nghị - Trưởng phòng GD&ĐT TP Long Khánh xác nhận, có trường hợp một bé trai là học sinh của trường mẫu giáo dân lập Họa Mi bị tai nạn trong lớp học, bị gãy chân, gãy xương đùi.

Cô giáo dạy lớp học này đã bị tạm đình chỉ công tác trong vòng 30 ngày, để tiến hành điều tra, xác minh sự việc.

Nhà trườngxin được chịu chi phí điều trị cho bé ở bệnh viện. Tuy nhiên, do gia đình vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, nên vẫn chưa đồng ý.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?