Bất ngờ nguồn gốc cách đánh vần 'lạ' của cô giáo gây 'bão mạng'

Clip cô giáo dạy phụ huynh đánh vần “lạ” gây “bão mạng” thực tế lại là một phương pháp của một chương trình Tiếng Việt tiểu học đã áp dụng nhiều năm nay.

Mới đây, mạng xã hội lan truyền clip quay cảnh được cho là một giáo viên tiểu học đang hướng dẫn các vị phụ huynh học sinh có con đang theo học lớp 1 về chương trình dạy học mới với những thay đổi về cách đánh vần.

Theo đoạn clip, nữ giáo viên đứng trên bục giảng, dùng thước hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình đánh vần các từ “k”, “qu” theo chương trình mới đều phải đọc là “c”, hay thay đổi cách đánh vần của các từ “iên”, “uôn”.

 Cô giáo dạy cách đánh vần theo cách lạ so với thông thường thu hút dư luận. Ảnh cắt từ clip

Cô giáo dạy cách đánh vần theo cách "lạ" so với thông thường thu hút dư luận. Ảnh cắt từ clip

Clip đăng tải ngay lập tức gây xôn xao dư luận, gây nhiều tranh luận trên mạng xã hội. Đa số ý kiến đều bày tỏ sự hoang mang và lo ngại không biết đây thực sự có phải là chương trình giáo dục mới được áp dụng không.

Không ít người hoài nghi về phương pháp dạy học mới này, thậm chí được ví như đang triển khai cách đọc như cải tiến Tiếng Việt thành “Tiêw Việt” của PGS. Bùi Hiền trước đó. “Cách đánh vần này rất lạ, đến người lớn còn khó hiểu huống chi là áp dụng với học sinh tiểu học, nhất là những em học lớp 1” - Một phụ huynh chia sẻ.

 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Giáo dục công nghệ. Ảnh: TL

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Giáo dục công nghệ. Ảnh: TL

Sau khi đoạn clip gây tranh cãi được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, tại nhiều diễn đàn dành cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học, nhiều giáo viên cho rằng không mấy ngạc nhiên về cách đánh vần này. Đây là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, chương trình này cũng đã được thông qua và triển khai tại một số trường học trên phạm vi cả nước trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên nhận xét đoạn clip hướng dẫn của cô giáo chưa thực sự “chuẩn” và góp phần gây khó hiểu đối với các bậc phụ huynh. Theo Chương trình Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, riêng các âm: gi; r; d đều đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau. C, k, q đều đọc là “cờ”. Ví dụ, “qua” đọc là “cờ - oa - qua”.

Chương trình tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục là một trong năm phương án dạy học và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm từ năm học 2008 - 2009. Sau đó, Bộ chủ trương mở rộng chương trình này để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học và hiện đang được áp dụng thử nghiệm tại nhiều địa phương.

Còn Bộ GD&ĐT cho biết, đây không phải chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ đang xác minh và sẽ sớm có thông tin về việc này.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?