Áp lực thành tích để trường được lên chuẩn, cô giáo bắt học sinh hứng chịu 231 cái tát

Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) - nơi xảy ra sự việc.
Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) - nơi xảy ra sự việc.
(PLO) - Cô Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã bị đình chỉ công tác liên quan đến việc Bắt học sinh hứng chịu 231 cái tát. Theo lý giải của cô giáo này, vì trường sắp được lên chuẩn, việc thi đua rất áp lực.

Trao đổi với ZIng, ông Võ Thái Hòa, Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết: “Phòng đã chỉ đạo nhà trường đình chỉ công tác cô Phương Thủy để làm rõ vụ việc. Thời gian đình chỉ trước mắt là không quá 15 ngày để có thời gian làm rõ vụ việc, xử lý vi phạm”.

Theo thông tin từ Zing, 5 ngày trước (19/11), một nam sinh lớp 6 trường THCS Duy Ninh nói tục trong giờ ra chơi và bị đội cờ đỏ ghi lại. Cô Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 6.2 phát hiện và yêu cầu 23 bạn cùng lớp tát vào má em vi phạm, mỗi người 10 cái. Học sinh phản ánh, nếu tát nhẹ thì bị cô giáo phạt ngược lại.

Dinh chi cong tac giao vien bat hoc tro tat ban 230 cai hinh anh 2
Trường THCS Duy Ninh ở xã Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Ảnh:Văn Được.

Sau hôm đó, nam sinh phải vào Bệnh viện đa khoa Dinh Mười (huyện Quảng Ninh) điều trị vì hai má sưng, tâm lý hoảng sợ. Đến cuối tuần này, em đã trở về nhà nhưng chưa trở lại trường.

Lãnh đạo trường THCS Duy Ninh đã liên hệ phu huynh học sinh lên làm việc và yêu cầu nữ giáo viên viết bản tường.

Trong bản tường trình, cô Phương Thủy giải thích muốn học sinh tốt lên nên áp dụng hình phạt. Cô giáo cho biết đã nhận ra khuyết điểm và xin lỗi gia đình em.

Còn theo Báo Tiền Phong sự việc như sau:  Trong tiết 3 của buổi học chiều 19/11, một bạn trong lớp 6.2 mách với cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Thủy là bạn Hoàng Long Nhật chửi mẹ bạn ấy. Không điều tra thực hư thế nào, lập tức, cô Thủy ra lệnh cho lớp, sau giờ học mỗi bạn phải tát Nhật 10 cái. Bạn nào tát nhẹ, tát thiếu sẽ bị Nhật tát lại gấp đôi.

Mặc dù thương bạn, nhưng lớp trưởng phải đứng ra tổ chức tát bạn theo chỉ đạo, còn cô Thủy bỏ ra ngoài. Khi tát được nửa chừng, thấy cô Thủy xuất hiện ở hành lang quan sát, một bạn hỏi “cô ơi có tát nữa không?”. Cô Thủy ra lệnh “tát lúc nào đủ thì thôi”.

Đau xót nhất, đến lượt con cậu ruột của Nhật, không muốn tát anh họ của mình, nhưng thấy cô giáo chủ nhiệm lởn vởn ở ngoài nên đành phải xuống tay. Bạn này vừa tát, vừa khóc nhưng không thể nhẹ tay vì sợ cô giáo phạt ngược. Khi bạn cuối cùng kết thúc, quá uất ức, Nhật có chửi đổng một câu, ngay lập tức cô Thủy từ ngoài lao vào bồi thêm một tát nữa khiến Nhật phải nhập viện cấp cứu.

Mẹ của Nhật cho biết: Cô Thủy có đưa đến 10 triệu, xin tha thứ nhưng gia đình trả lại. Còn nhà trường, và chính quyền địa phương cũng đến thăm nhưng chủ yếu là thuyết phục gia đình không làm to chuyện, vì nhà trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Nhật cho biết, cô Thủy thường xuyên dùng bạo lực với học sinh như đánh vào đầu và véo tai. Đỉnh điểm là ngày 19/11, khi cho cả lớp tát Nhật, trước đó cô Thủy đã cho cả lớp tát 2 bạn khác. Nguyên nhân, trong giờ học nhạc, phần tác giả ghi “Dân ca Thanh Hóa”. Bạn ngồi bên cạnh Nhật có mẹ tên Thanh, nên Nhật đọc to “dân ca thanh” còn “hóa” thì đọc nhỏ lại để trêu bạn và bị kết tội chửi bạn.

Theo thông tin mà Tiền Phong có được, cô Thủy giáo dục học trò bằng bạo lực đã có hệ thống. Ngày còn dạy ở Trường THCS Hải Ninh, cô này thường xuyên đánh học trò và nghĩ ra nhiều cách trừng phạt khác người, đã bị nhà trường kiểm điểm.

Cô giáo Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh thừa nhận toàn bộ sự việc và xin báo chí đừng lên tiếng vì trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Nếu không, toàn bộ công sức của tập thể nhà trường đổ xuống sông, xuống biển chỉ vì hành động sai trái của một cá nhân.

Nói về nguyên nhân dẫn đến hành động của mình, cô Nguyễn Thị Phương Thủy cho rằng: Do nhà trường xây dựng chuẩn mức độ II, các tiêu chí thi đua rất ngặt nghèo, trong lúc lớp 6.2 của cô chủ nhiệm thường xuyên bị xếp chót bảng nên rất áp lực.

Trong ngày 19/11, lớp cô Thủy có đến mấy trường hợp phạm lỗi bị “cờ đỏ” phát hiện. Trong lúc nóng giận cô đã không bình tĩnh xử lí, mà nghĩ ra việc làm sai trái. “Tôi rất hối hận về việc làm của mình, mong gia đình em Nhật tha lỗi và tôi hứa sẽ không bao giờ tái phạm” - cô Thủy nói.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?