Ai quyết việc học sinh được dùng điện thoại?

Thầy cô sẽ quyết định khi nào học sinh được sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ việc học tập.
Thầy cô sẽ quyết định khi nào học sinh được sử dụng điện thoại di động trên lớp để phục vụ việc học tập.
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) không cấm tuyệt đối việc học sinh dùng điện thoại trong lớp và sửa thành quy định về hành vi học sinh không được làm, tức là thầy cô sẽ quyết định bài học nào, học sinh được sử dụng điện thoại để tra cứu. 

Những ngày gần đây, quy định mới ban hành của Bộ GD-ĐT về việc cho phép học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp đang nhận được sự chú ý từ dư luận, với những ý kiến trái chiều. Nhiều người hoan nghênh quy định cởi mở, phù hợp với xu thế hiện nay, tạo điều kiện cho học sinh được truy cập internet, tiếp cận với nhiều tri thức hơn và đẩy mạnh chuyển đổi số. Song cũng có không ý kiến lo ngại về việc, liệu học sinh có thực sự dùng điện thoại vào việc học, việc quản lý lớp học với giáo viên có khó khăn hơn.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết, trước hết cần hiểu đúng về Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.

“Tôi khẳng định, việc cho phép sử dụng điện thoại trong lớp để phục vụ học tập không phải câu đúng trong thông tư. Quy định chính xác nằm ở mục “các hành vi học sinh không được làm của Thông tư 32 về Ban hành Điều lệ trường THCS, THPT. Trong đó, học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép. Quy định này nhằm hỗ trợ học sinh khi cần tra cứu, tìm tài liệu khi có sự cho phép và hướng dẫn, giám sát của giáo viên trong lớp”, ông Thành cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, theo quy định mới, giáo viên sẽ toàn quyền quyết định khi nào học sinh được dùng điện thoại.
 Ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, theo quy định mới, giáo viên sẽ toàn quyền quyết định khi nào học sinh được dùng điện thoại.

Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, trong bối cảnh CNTT phát triển, công tác dạy học trực tuyến, sử dụng các nguồn học liệu trên mạng, phát triển học liệu số phổ biến. Việt Nam không thể nằm ngoài làn sóng ứng dụng CNTT. Trong thời gian học sinh phải nghỉ dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT hướng dẫn học online. Bộ cũng đã dự thảo thông tư về dạy học online và xin ý kiến rộng rãi trước khi ban hành.

Việc học online giúp học sinh và thầy cô đạt được mục đích “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, nhờ đó, có thể hoàn thành chương trình và đảm bảo chất lượng. Giáo viên và học sinh tương tác qua mạng xã hội, tin nhắn, điện thoại để trao đổi bài vở.

“Bộ GD-ĐT quyết định không cấm tuyệt đối việc học sinh dùng điện thoại trong lớp và sửa thành quy định về hành vi học sinh không được làm. Điều này có nghĩa là thầy cô sẽ quyết định với bài học nào, thời điểm nào, học sinh được sử dụng điện thoại để tra cứu”, ông Thành giải thích.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông Nguyễn Xuân Thành cho biết, Bộ không thể hướng dẫn cụ thể cho từng giáo viên. Với các bài học trên lớp, giáo viên là người hiểu hơn ai hết khi nào cần cấm và khi nào học sinh được phép sử dụng. “Nếu không cần thiết, thì thầy cô không cho sử dụng. Thay vì cấm hoàn toàn, hiện nay Bộ chỉ cấm việc dùng không đúng mục đích và trao quyền cho giáo viên”, ông Thành nói.

Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, giáo viên cần hiểu rất rõ vai trò của mình trong lớp, phải tổ chức, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra hoạt động của học sinh trong lớp, thậm chí ngoài lớp. Căn cứ vào từng bài học cụ thể, nếu không nhất thiết cần đến điện thoại, thầy cô không cho học sinh dùng. 

“Chẳng hạn, trường có hệ thống Learning Management System - hệ thống quản lý học trực tuyến, để tổ chức học trực tuyến. Học sinh được giao nhiệm vụ học trực tuyến của bài học đó ở nhà, trước khi đến trường và tiếp tục thảo luận nội dung bài học trong lớp. Lúc này, tại sao chúng ta không tạo điều kiện cho học sinh có công cụ truy cập vào bài học mình đã học ở nhà và ở trường. Song điều này không đồng nghĩa với việc học sinh được dùng điện thoại không kiểm soát”, ông Thành nói.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?