Phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, ai cũng đẹp

Các em thiếu nhi mặc trang phục áo dài đến tham gia Lễ hội áo dài TP HCM.
Các em thiếu nhi mặc trang phục áo dài đến tham gia Lễ hội áo dài TP HCM.
(PLO) - Thời điểm này, tại TP HCM đang diễn ra Lễ hội áo dài TP HCM năm 2017. Những hoạt động sổi nổi quanh lễ hội cũng như sự hưởng ứng của người dân TP đã cho thấy sức sống ngày càng mạnh mẽ của tà áo dài truyền thống. 

Trong những ngày này, lời “rủ rê” tham gia hoạt động vui chơi nhiều nhất của chị em phụ nữ, có lẽ là rủ nhau tham gia hưởng ứng hoạt động lễ hội áo dài đang diễn ra tại TP HCM. Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực đang diễn ra chương trình lễ hội chính, từ thời điểm khai mạc ngày 3/3 đến nay, luôn thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan. 

Anh Rico Evans, du khách người Anh chia sẻ: “Mấy hôm nay tôi ngày nào cũng ra khu vực này để chụp ảnh áo dài. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là đêm khai mạc lễ hội. Lễ hội được tổ chức rất hoành tráng, trang trọng. Hàng ngàn người tham gia, từ ban tổ chức, người biểu diễn và nhiều người dân đều mặc áo dài. Tất cả các tiết mục ca, hát, thời trang, âm nhạc đều mặc áo dài với cực kì nhiều mẫu mã, tôi chưa bao giờ tưởng tượng áo dài Việt Nam lại phong phú như vậy. Đó là một cảnh tượng tuyệt đẹp. Có người đẹp như người mẫu, cũng có người béo tròn, thấp, gầy... nhưng tôi thấy, phụ nữ Việt Nam, khi mặc áo dài vào ai cũng thật duyên dáng, hiền hòa, đáng yêu làm sao”.

Trong vòng 2 năm trở lại đây, tà áo dài Việt dường như đã bừng lại sức sống trong đời sống hàng ngày của người dân thành phố. Những chiếc áo dài dường như không còn chỉ là lễ phục vào những dịp quan trọng, hoặc là đồng phục của một bộ phận công nhân viên chức mà đã trở thành một bộ trang phục đẹp đẽ mà những người phụ nữ mong muốn khoác lên để tôn vinh vẻ đẹp cho mình. Giờ đây, người phụ nữ Việt mặc áo dài khi đi làm, khi xuống phố, đi chụp ảnh, đi ăn tiệc, đi du lịch, vui chơi... hình ảnh ấy đang dần trở nên quen thuộc.

Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, chính bởi được phụ nữ “mến mộ” mà quanh tà áo dài cũng gây ra biết bao sóng gió. Câu chuyện nên cách tân áo dài hay không, có nên mặc áo dài cùng váy hay không trở thành một đề tài tranh cãi lớn trên mạng xã hội, các diễn đàn và cả truyền thông, báo chí. Để rồi, cuộc tranh luận bất tận ấy vẫn chưa có hồi kết, nhưng người ta nhận ra rằng, tất cả những điều ấy cũng đều từ sự yêu mến, trân trọng đối với áo dài Việt mà ra.

Trân trọng và yêu tà áo dài Việt

Tại lễ hội áo dài TP HCM, một điều dễ nhận ra là tà áo dài Việt rất được trân trọng, bởi từ người tham gia, biểu diễn... đều mang những trang phục áo dài truyền thống, được chăm chút, chỉn chu. Xuyên suốt các chương trình những ngày qua, vẫn có áo dài cách tân, nhưng tất cả đều là cách tân với dáng dấp hiện đại để giúp tà áo dài thêm  lựa chọn tiện dụng cho đời sống hàng ngày, nhưng đều giữ lại được vẻ đẹp đoan trang, duyên dáng của áo dài truyền thống dân tộc. Đặc biệt, áo dài cách tân cùng mấn và váy đụp gây tranh luận không có mặt trong tất cả các chương trình của lễ hội.

Chị Nguyễn Thị Thu Huệ - Giám đốc Trường Mầm Non tư thục Baby Tân Bình chia sẻ, thời gian diễn ra lễ hội, khi nào rảnh là chị lại dẫn con, mẹ con cùng mặc áo dài đến xem. Chị Huệ chia sẻ: “Bình thường, tôi đã rất “mê” áo dài. Dịp lễ, đặc thù công việc thường mặc áo dài truyền thống, còn áo dài cách tân là lựa chọn của tôi khi đi dạo chơi. Không chỉ có tôi mà các con cũng thường được tôi diện áo dài đi khắp nơi, các cháu rất thích. Tôi thấy rằng, tà áo dài làm cho phụ nữ trở nên đẹp, đằm thắm hơn. Những dịp lễ hội như vậy, được nhìn ngắm những tà áo dài với đủ mọi thiết kế, đủ màu sắc, chất liệu, tôi càng thấy áo dài mới đẹp làm sao, càng yêu thêm tà áo dài Việt”. Trên mạng xã hội, chị Huệ cũng là một trong những người phụ nữ khá mạnh mẽ trong việc kêu gọi chị em cùng mặc áo dài trong các dịp lễ, tết, trong sinh hoạt đời thường...

Thời gian qua, TP HCM cũng đã có những cuộc vận động mặc áo dài đối với cán bộ công chức, học sinh, sinh viên. Cùng với sự thành công của Lễ hội áo dài, tinh thần đồng thuận mạnh mẽ của người dân, có thể thấy, dường như một chặng đường mới của áo dài Việt đang mở ra. Đó là chặng đường áo dài trở thành trang phục thiết thực, đi vào đời sống của người dân, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa vẻ đẹp truyền thống đầy duyên dáng của trang phục Việt.

Lễ hội Áo dài TPHCM lần 4 năm 2017 diễn ra từ ngày 3/3 đến ngày 17/3/2017 do Sở Du lịch TPHCM phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức mang chủ đề “Duyên dáng Áo dài TP HCM”. Chương trình phong phú vời các hoạt động tôn vinh, biểu diễn thời trang, các hoạt động giao lưu, tương tác như: “Tinh hoa áo dài Việt”; “Áo dài Việt Nam - nét duyên đi cùng năm tháng”; chương trình đồng diễn, diễu hành áo dài chủ đề "Tôi yêu Việt Nam”, chung kết cuộc thi “Duyên dáng áo dài”...
Tại Bảo tàng Áo dài, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Nhà Văn hóa Phụ nữ cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Tại các khu vui chơi trên địa bàn thành phố cũng sẽ triển khai miễn, giảm vé và các loại phí cho du khách cũng như công chúng thành phố mặc áo dài đến tham quan, vui chơi.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.