Đóng bảo hiểm cho người giúp việc - không dễ như luật định!

Nhiều giúp việc gia đình không mặn mà với việc tự đóng bảo hiểm cho bản thân  (Ảnh minh họa).
Nhiều giúp việc gia đình không mặn mà với việc tự đóng bảo hiểm cho bản thân (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Từ ngày 15/4/2020 nếu chủ nhà không đóng bảo hiểm xã hội, y tế cho người giúp việc sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng. Như vậy, nếu không muốn bị phạt thì chủ nhà phải đóng các loại bảo hiểm cho lao động giúp việc. Nhưng trên thực tế cả chủ nhà và người giúp việc đều thấy khó trong vấn đề này.

Mới có 3% người giúp việc được đóng bảo hiểm xã hội

“Tôi đi làm giúp việc đã hơn 5 năm qua và phải đổi chủ đến 6 lần nhưng chưa từng nghe đến hợp đồng lao động. Chủ nhà đầu tiên là đứa cháu trong họ, hơn 1 năm làm việc ở đây chúng tôi chỉ thỏa thuận miệng về tiền lương, ngày nghỉ lễ tết. Những chủ nhà tiếp theo cũng tương tự, có nhà cả người già và trẻ nhỏ, việc nhiều tới mức làm không ngơi tay trong khi lương như cũ, muốn tăng lương cũng không dám hỏi vì sợ mất việc.

Ai may mắn gặp chủ hiểu chuyện còn đỡ vất vả, nếu không chuyện cáu gắt, dọa đuổi việc, trừ lương hay gây khó dễ mỗi lần xin nghỉ về quê… là hết sức bình thường. Nhiều người suy nghĩ, giúp việc là nghề thấp kém nên chỉ cần trả lương rồi muốn đối xử thế nào cũng được”. Đây là tâm sự của chị Trần Thị P - một phụ nữ giúp việc quê Phú Thọ, nhưng đây cũng là tình trạng chung của rất nhiều người giúp việc gia đình. 

Theo Trung tâm Dự báo và Thông tin thị trường lao động quốc gia, số lượng lao động giúp việc gia đình trong năm 2015 tăng khoảng 63% so với năm 2008 (từ 157.000 lên 246.000 lao động) với 98,7% lao động là nữ giới.

Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) cho thấy, đa phần lao động giúp việc gia đình là nữ giới, trình độ học vấn không cao.

Kết quả điều tra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (IFGS) năm 2012 cho thấy, có 84,6% người lao động có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống.

Tỷ lệ người lao động có trình độ tiểu học trở xuống là 22%. Đây cũng là lĩnh vực có sự tham gia của lao động chưa thành niên, trong đó phần nhiều là nữ giới.

Kết quả điều tra của IFGS cho biết, trong số 371 người lao động là nữ, có 3% ở độ tuổi 16 - 18. 

Hiện nay, phần lớn các gia đình tìm người giúp việc qua việc nhờ người nhà ở quê hay qua người quen giới thiệu. Theo đánh giá của GFCD, tỷ lệ số người tìm được công việc này qua bà con, họ hàng là 30,4 %; qua bạn bè, người quen là 56,8 % và tự tìm được là 4,0%. Trong khi đó, tỷ lệ người lao động tìm được việc làm qua các trung tâm giới thiệu việc làm chỉ chiếm 6,2%.

Khi thuê người giúp việc, chủ nhà thường không có văn bản giấy tờ, mà chỉ thỏa thuận bằng miệng với người giúp việc. Điều này đã kéo theo những hệ lụy không nhỏ như: người giúp việc tự ý bỏ việc, tự ý đòi tăng lương hoặc chủ nhà có thể cho người giúp việc thôi làm nếu thấy không hài lòng.

Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn luật đã có quy định người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng bằng văn bản với người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, để từ đó người lao động có cơ sở tự lo đóng bảo hiểm cho bản thân. 

Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD), hiện mới có 3% người giúp việc được đóng BHXH, 91,6% không có lương hưu hoặc trợ cấp thường xuyên…

Trình độ học vấn thấp là trở ngại đầu tiên khiến người lao động gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin pháp luật. Các khảo sát liên quan đến nhóm lao động này đã chỉ ra gần 90% lao động giúp việc gia đình đang làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động, nên không có cơ sở để đòi quyền lợi.

Người giúp việc cũng không mặn mà

Mặt khác, ngay chính người giúp việc cũng thấy e ngại với việc đóng BHXH, BHYT cho bản thân vì theo họ giúp việc gia đình là một nghề thời vụ, không bền họ luôn xác định không thể gắn bó với nghề cho đến khi được nhận chế độ của BHXH, từ đó cũng không có nhu cầu đóng bảo hiểm.

Hơn nữa, “Nếu nhà chủ có cho thêm tiền để đóng bảo hiểm thì em cũng chả biết phải đóng thế nào. Bọn em ở quê toàn làm ruộng, nghe đến chuyện giấy tờ thủ tục là thấy sợ rồi. Rồi khi chuyển việc qua làm nhà khác thì sẽ thế nào. Hơn nữa, đóng bảo hiểm vài năm rồi không tham gia nữa thì chúng em có được hưởng quyền lợi gì không” – là băn khoăn của nhiều người giúp việc gia đình. 

Về phía chủ nhà, với những chủ nhà sẵn lòng đóng bảo hiểm cho người giúp việc thì băn khoăn về vấn đề thủ tục như đóng như thế nào, hợp đồng lao động ra sao… Với những chủ nhà không nhất trí đóng bảo hiểm cho người giúp việc thì theo tính toán của họ hiện nay, trung bình mức lương trả cho người giúp việc ở trong nhà trông trẻ nhỏ là từ 4-6 triệu đồng/tháng.

Nếu trả thêm tiền để người giúp việc tự đóng bảo hiểm, thì với mức lương vùng 1 như ở Hà Nội mức đóng BHYT, BHXH cho người giúp việc là khoảng trên dưới một triệu đồng. Như vậy, ngoài số tiền lương trung bình trả cho người giúp việc như hiện giờ, chi phí chủ nhà phải bỏ ra sẽ đội lên gần một triệu đồng nữa. 

Theo Luật sư Lê Ngọc Lương - Công ty Luật TNHH Đại Phúc, quy định về đóng bảo hiểm cho người giúp việc rất khó thực hiện. Rất khó quản lý việc chủ nhà có thanh toán khoản tiền này cùng tiền lương hay không, hoặc chủ nhà sẽ lách bằng các thỏa thuận khác như tiền lương đã bao gồm cả tiền bảo hiểm.

Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp thì việc quản lý đóng bảo hiểm đã khó, nói gì đến việc quản lý đóng bảo hiểm với người giúp việc. Không những thế, người giúp việc nhận khoản tiền thêm này và có tham gia bảo hiểm hay không thì cũng rất khó quản lý. Bản thân họ có khi cũng không biết mình được nhận khoản tiền này và tham gia bảo hiểm như thế nào, ở đâu.

Luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp cũng đồng tình cho rằng, yêu cầu người giúp việc phải tự liên hệ để đóng bảo hiểm là khó khả thi. Thông thường thì họ quan tâm tới tiền mặt hơn và ít khi có ý định đóng BHXH.

Như đã nói trên, từ ngày 15/4 theo Nghị định 28/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, gia chủ không trả tiền BHXH, BHYT cho người giúp việc, giữ giấy tờ tùy thân sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng. Nhưng nếu thực tế khó như đã nói trên thì phạt ai và phạt vì cái gì? 

Một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu được người giúp việc gia đình quan tâm chính là vấn đề về tiền lương. Hiện nay, pháp luật quy định tiền lương (bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc.
Ngoài ra, nếu người giúp việc làm thêm giờ (ngoài thời gian thỏa thuận hoặc ngày lễ/tết) sẽ được trả lương cao hơn. Cụ thể, đối với người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ngày thường, thì sẽ được trả lương ít nhất bằng 150% tiền lương tính theo giờ làm việc. Nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần, thì được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo ngày làm việc.
Đối với người giúp việc làm việc vào ngày nghỉ lễ/tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo ngày làm việc chưa kể tiền lương của ngày lễ/tết có hưởng lương.
Ngoài ra, người lao động làm việc ngoài thời gian ghi trong hợp đồng lao động vào ban đêm thì ngoài tiền lương được hưởng như trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo giờ của ngày làm việc bình thường, hoặc tiền lương của ngày nghỉ hàng tuần, hoặc của ngày lễ tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.