Hoằng pháp bằng công nghệ - có là hướng đi mới trong thời đại 4.0?

Phật giáo chỉ ra con đường tự thân khai mở Tâm từ bi và Trí tuệ Bát nhã
Phật giáo chỉ ra con đường tự thân khai mở Tâm từ bi và Trí tuệ Bát nhã
(PLVN) - Đến thế kỷ XXI, cùng với các tôn giáo khác, Phật giáo vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của con người. Không chỉ các tín đồ Phật giáo mà các nhà nghiên cứu và kể cả những người ngoại đạo đều mong muốn tìm hiểu, thực hành Phật pháp như một cách gia tăng kiến thức, rèn luyện thân tâm nhằm đạt đến an lạc và hạnh phúc viên mãn, bền lâu. 

Trong thời đại 4.0, nhiều cơ sở, tổ chức Phật giáo đã và đang quan tâm cũng như mạnh dạn ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo sự hiện đại, thân thiện và phù hợp với thời cuộc. Vậy, hoằng pháp bằng công nghệ có phải là hướng đi mới trong thời đại 4.0?

Từ chú tiểu AI cho tới thuyết giảng Phật pháp bằng ánh sáng công nghệ

Đầu tháng 2/2019, đông đảo Phật từ trên cả nước ngóng chờ sự ra mắt của robot chú tiểu Giác Ngộ 4.0, một sản phẩm công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) có tác dụng hỗ trợ hoạt động tu học Phật pháp của các Phật tử, người quan tâm đến Phật học.

Và ngay tại buổi ra mắt ngày 4/2 tại ngôi chùa Giác Ngộ ở TP HCM, Phật tử đã hào hứng khi xem robot chú tiểu Giác Ngộ 4.0 trình diễn. Phật tử trực diện tiếp xúc, đặt ra các câu hỏi về Phật pháp và được robot chú tiểu Giác Ngộ 4.0 giải đáp. Bên cạnh đó, khi có yêu cầu được nghe nhạc thiền, robot chú tiểu Giác Ngộ cũng tiếp nhận thông tin và đáp ứng chuẩn xác.

Chú tiểu Giác Ngộ 4.0 là robot đầu tiên và đến nay là duy nhất trên thế giới có thể giao tiếp, tụng khoảng 100 bài kinh và trả lời 3.000 câu hỏi về Phật pháp, theo phiên bản thuyết giảng Phật pháp của Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh, trụ trì chùa Giác Ngộ.

“Việc áp dụng công nghệ robot vào hoạt động giải đáp Phật pháp là một hoạt động nghiên cứu khoa học mang tính nhân văn cao cả, một giải pháp hỗ trợ phần nào cho hoạt động thuyết pháp, giảng dạy Phật pháp của các giảng sư Phật học vốn còn chịu nhiều ảnh hưởng của giới hạn sức khỏe, tuổi tác và thời gian” – Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết.

Được biết, trên thế giới hiện chỉ có 3 mô hình robot này. Ngoài robot chú tiểu Giác Ngộ 4.0, tại Nhật Bản có robot chú tiểu tụng kinh cầu an và cầu siêu, tại Trung Quốc có robot chú tiểu tiếp tân. Ngoài ra, công nghệ còn hiện diện rất nhiều tại các cơ sở thờ tự Phật giáo trên thế giới như: màn hình LCD và nến sạc LED tại chùa Bayan Lepas tại Penang, Malaysia.

(Trong các buổi cầu nguyện của thân nhân người quá cố, các màn hình LCD 50 inch đã được đặt ở hai vách của phòng cầu nguyện thay cho các mảnh giấy ghi tên người quá cố và nguyện ước của thân nhân rồi dán lên tường như trước đó. Các slide trên màn hình thay đổi cứ sau ba giây để hiển thị các tên khác nhau. Tên tuổi của người mất được lồng trong hình hoa sen bay về phía lòng bàn tay của Đức Phật như một hàm ý rằng linh hồn của họ được Đức Phật đón nhận và che chở, độ trì.

Nhà sư Ven Wei Wu của chùa cho biết chùa cung cấp cho tín đồ cả nến sạc LED vì nó không chỉ thân thiện với môi trường mà còn bảo đảm được vấn đề phòng cháy chữa cháy);  Thuyết giảng bằng ánh sáng công nghệ (trước tình trạng người trẻ tham dự các buổi nói chuyện Phật giáo giảm sút dần, một tu sĩ ở chùa Asakura ở Fukui, Nhật Bản đã phát minh ra hoio – công nghệ hợp nhất hình ảnh, kinh điển Phật giáo truyền thống với ánh sáng điện tử rực rỡ, bắt mắt.

Nhà sư Gyosen Asakura, trụ trì chùa Asakura, người có nhiều kinh nghiệm DJ, đã thể hiện những hình ảnh về cuộc sống của linh hồn sau khi chết ở cõi Cực Lạc trong các buổi thuyết giảng. Ông hy vọng sự sáng tạo này sẽ thu hút sự quan tâm đến Phật giáo)…. 

Hoằng pháp bằng công nghệ là con đường tất yếu

Trong thời đại 4.0, nhiều cơ sở, tổ chức Phật giáo đã và đang quan tâm cũng như mạnh dạn ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo sự hiện đại, thân thiện và phù hợp với thời cuộc. Thế nên, hoằng pháp bằng công nghệ cũng là vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm trong Đại lễ Vesak 2019 vừa diễn ra mới đây tại Việt Nam. 

Bàn về vấn đề này, từ thực tiễn tu tập của mình, Đại đức Thích An Tấn – Phó thường trực Ban Truyền thông – Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An đặt câu hỏi, tại sao các vị trưởng thượng có nhiều bài giảng hay, lỗi lạc về Phật học nhưng ít người biết đến, trong khi tu sĩ trẻ lại nhiều người biết, có nhiều nguyên nhân nhưng chắc ở đây là vấn đề truyền thông của các tăng sĩ trẻ tốt hơn sao các vị trưởng thượng cao tuổi. Nhận thức tầm quan trọng và sức mạnh truyền thông như vậy, để ý thức rằng nó là phương pháp hiệu quả để Phật pháp được phổ biến hay nói cách khác hoằng pháp có hiệu quả. 

Theo Đại đức Thích An Tấn, giờ đây, để làm hình ảnh Tăng đoàn, hình ảnh Phật giáo được lan toả rộng rãi và quen thuộc đối với quần chúng, chúng ta không vất vả đi trực tiếp trên mọi nẻo đường nữa mà sử dụng các trang mạng xã hội đó là một ưu thế rất quan trọng.

Một ví dụ có thể chứng minh là sư thầy Thích Minh Nhẫn – một trong những sư thầy sử dụng mạng xã hội để hoằng pháp rất hiệu quả - muốn xây ngôi nhà cho một người nghèo nhưng kinh phí chưa đủ, sau khi thầy làm clip trực tiếp để đăng tin thì ngay lúc đang diễn ra đã được mọi người hưởng ứng từ tính tương tác và lập tức có đủ số tiền để xây ngôi nhà tình thương đó và còn dư ra sáu căn nhà nữa.

Nhưng cũng theo Đại đức Thích An Tấn truyền thông xã hội cũng có những mặt trái như nhiễu thông tin, khó kiểm soát thông tin…, thế nên nhằm giúp bảo hộ tăng đoàn, đứng từ góc độ hoằng pháp và người có kiến thức chuyên môn, thì lãnh đạo Phật giáo sớm xây dựng được nội quy hay khung lý thuyết sử dụng mạng xã hội.

“Vì mạng truyền thông xã hội là một thực tế đang diễn ra chúng ta không thể lẩn trốn mà cần định hướng sử dụng để không ngoài mục đích hoằng pháp và bảo hộ Phật giáo qua các loại phương tiện này” - Đại đức Thích An Tấn nêu quan điểm.

Cùng quan điểm, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hải – Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM cũng cho rằng, trong thời đại cách mạng công nghiệp, Phật giáo không thể đứng ngoài mà thay vào đó là nắm bắt những tiện ích để truyền bá Phật pháp nhanh nhất và rộng khắp. Ví dụ như việc sử dụng hệ thống Internet để phổ biến giáo lý là một sức mạnh to lớn đối với sự phát triển của Phật giáo. Những giảng sư có thể chuyển tải những tài liệu giảng dạy của họ vào mạng Internet.

Điều này cho phép việc truyền dạy Phật pháp nhanh hơn và thuận lợi hơn. Sử dụng công nghệ đám mây để lưu trữ toàn bộ hệ thống Tam tạng kinh điển Phật giáo, những bài thuyết giảng của các vị giảng sư. Các tăng sĩ, Phật tử cũng dễ tiếp cận và khai thác tư liệu để tu học được thuận tiện và tốt hơn trong thời kỹ thuật số. Sử dụng trang mạng của các cơ sở Phật giáo nhằm mục đích tạo sự nối kết hay liên hệ giữa tăng ni, cộng đồng Phật tử và thế giới…

Còn đó những băn khoăn…

Nhưng bên cạnh đó cũng còn những nỗi lo internet không thể nuôi dưỡng lòng tôn kính của tín đồ đối với tu sĩ và hết lòng hộ trì Phật pháp. Còn nhớ khi chú tiểu Giác Ngộ 4.0 ra mắt, đã có một câu hỏi vui rằng nhỡ đâu với tính năng ưu việt của robot chú tiểu Giác Ngộ 4.0 như vậy mà  Phật tử ỷ vào robot, sẽ lười biếng tụng kinh, học kinh thì sao?

Băn khoăn này không phải là không có lý bởi không một công nghệ nào có thể thay thế được trái tim con người, nhất là khi Phật giáo là một tôn giáo đòi hỏi nhận thức sâu sắc và nỗ lực tinh tấn từ nội tại cá nhân.

Trong tác phẩm “Đạo Phật ngày nay”, ở phần “Hiện đại hóa”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết rằng: “Mỗi lần xã hội biến thiên với những cơ cấu sinh hoạt của nó, là mỗi lần đạo Phật phải chuyển mình vươn tới những hình thái sinh hoạt mới để thực hiện những nguyên lý linh động của mình. Sau mỗi lần lột xác như thế, đạo Phật biến thành trẻ trung và lấy ngay lại được phong độ và khí lực của thời nguyên thủy”. Vị chân sư cũng rất sâu sắc khi nhận định: vấn đề đặt ra cho đạo Phật là vấn đề hiện đại hóa mà không phải là vấn đề tân thời hóa. 

Ý tưởng của Thích Nhất Hạnh thật sự là câu trả lời thỏa đáng cho nỗi băn khoăn có nên ứng dụng công nghệ vào cơ sở Phật giáo không và hoằng pháp bằng công nghệ có phải là hướng đi mới trong thời đại 4.0 hay không. 

Nhân dịp Đại lễ Vesak 2019, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ra mắt Mạng xã hội Phật giáo tại địa chỉ: Butta.vn, hoạt động trên nền tảng IOS và Android.

Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn -  Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam mạng xã hội Phật giáo Việt Nam sẽ đưa những thông điệp từ bi, hòa ái, bất bạo động, bình đẳng, nhân văn của đức Phật ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của con người, giúp con người hướng thiện.

Mạng xã hội Butta.vn do Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Trưởng Ban Phật giáo quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trực tiếp quản lý và điều hành.

Tin cùng chuyên mục

VNPT Money nhận chứng chỉ bảo mật PCI-DSS cấp độ cao nhất

VNPT Money nhận chứng chỉ bảo mật PCI-DSS cấp độ cao nhất

(PLVN) -  Vượt qua 12 nhóm tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo mật, hệ sinh thái tài chính số VNPT Money của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức nhận chứng chỉ quốc tế về bảo mật PCI DSS 3.2.1 Level 1 - cấp độ cao nhất theo tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS do Tập đoàn CMC cấp.

Đọc thêm

Ra mắt Trung tâm điều hành thông minh An Giang

Nghi thức ra mắt Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh An Giang. Ảnh: angiang.gov.vn
(PLVN) - Ngày 20/6/2022, UBND tỉnh An Giang phối hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức lễ ra mắt và đưa vào vận hành thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh An Giang.

MobiFone góp phần đẩy mạnh phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam

Đại diện các đơn vị công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn)
(PLVN) -  Sáng 16/06/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP, đồng thời công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn). Ông Dư Thái Hùng - Giám đốc Trung tâm Trung tâm Công nghệ thông tin vinh dự đại diện MobiFone tham gia Hội nghị lần này.

VNPT Money đồng hành cùng chiến lược thanh toán không dùng tiền mặt quốc gia

Người dân quan tâm tìm hiểu sản phẩm Mobile Money của VNPT bên lề Hội thảo - triển lãm "Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt"
(PLVN) - Tại Hội thảo - triển lãm với chủ đề "Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt" nằm trong chuỗi các hoạt động Ngày không tiền mặt 2022, lãnh đạo Tập đoàn VNPT đã phân tích và chia sẻ thiết thực từ góc nhìn của một doanh nghiệp tiên phong luôn đồng hành cùng Chính phủ trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.

MobiAgri- bắt nhịp Chuyển đổi số nông nghiệp

MobiAgri- bắt nhịp Chuyển đổi số nông nghiệp
(PLVN) - Là doanh nghiệp tiên phong trong Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” lĩnh vực nông nghiệp, tháng 1 năm 2022 Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho ra mắt dịch vụ Nền tảng Nông nghiệp thông minh mobiAgri.

FPT Software và Landing AI phát triển gói giải pháp trong vận hành nhà máy thông minh

Hợp tác giữa FPT Software và Landing AI phát triển gói giải pháp kiểm định trực quan cho nhà máy thông minh.
(PLVN) - Landing AI - Công ty tiên phong lĩnh vực thị giác máy và trí tuệ nhân tạo tại Silicon Valley được thành lập bởi Tiến sĩ Andrew NG - chuyên gia hàng đầu thế giới về AI, vừa hợp tác chiến lược với FPT Software (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT) triển khai giải pháp kiểm định thông minh bằng hình ảnh trong các ngành công nghiệp, nhà máy sản xuất.

FPT sát cánh cùng quốc gia, doanh nghiệp đột phá kinh tế số

Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - ASIA DX Summit 2022) diễn ra trong 2 ngày 25-26/5 tại Hà Nội.
(PLVN) - Tham dự sự kiện Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - ASIA DX Summit 2022), Tập đoàn FPT đã trình diễn hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện Made by FPT đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số thành công tại nhiều tỉnh thành địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

VNPT và Cisco hợp tác phát triển các giải pháp kết nối thế hệ mới cho doanh nghiệp

Ông Sanjay Kaul, Chủ tịch phụ trách Hoạt động kinh doanh giải pháp dành cho nhà cung cấp dịch vụ của Cisco Systems, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT trao đổi Biên bản ghi nhớ. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 17/5/2022, tại San Francisco, Hoa Kỳ, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty Cisco vừa ký kết Biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding - MoU ) về hợp tác thiết kế và đưa ra thị trường gói giải pháp chuyển đổi số linh hoạt, phù hợp đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số của mọi doanh nghiệp.

VNPT hỗ trợ doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số

Doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm, chủ động lựa chọn và tích hợp các dịch vụ, giải pháp số phù hợp với nhu cầu khi đến với oneSME.
(PLVN) - Thấu hiểu doanh nghiệp có phát triển, có vượt qua được khó khăn thì nền kinh tế chung mới phát triển mạnh mẽ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã và đang cùng đồng hành với các doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số với nhiều chương trình, chính sách cụ thể.

VNPT Cloud được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 27017 về Kiểm soát an toàn thông tin cho các dịch vụ điện toán đám mây

Hệ thống máy chủ IDC của VNPT đạt tiêu chuẩn Tier III.
(PLVN) - Với việc hoàn tất đánh giá và được cấp chứng chỉ danh giá ISO 272017 (ISO/IEC 27017:2015) về Kiểm soát an toàn thông tin cho các dịch vụ điện toán đám mây, VNPT Cloud hiện là một trong những nhà cung cấp hiếm hoi được thừa nhận đủ năng lực đem đến cho khách hàng sản phẩm dịch vụ tiện lợi, an toàn bậc nhất tại thị trường Việt Nam.

Cẩn trọng trước khi quét mã QR

Ảnh minh họa
(PLVN) - Với các loại mối đe dọa mạng mới được dự đoán sẽ gia tăng vào năm 2022, người dùng nên cảnh giác về những rủi ro liên quan và cẩn trọng trước khi thực hiện quét mã QR.