Viettel thay Tổng giám đốc

Viettel thay Tổng giám đốc
(PLO) - Bộ Quốc phòng vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ vị trí Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) thay ông Hoàng Anh Xuân.

 Trước bổ nhiệm, thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng là Phó tổng giám đốc của Viettel.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư vô tuyến điện tại Liên Xô (cũ), thạc sĩ viễn thông ở Australia, thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế quốc dân. Ông được truyền thông bình chọn là một trong 10 nhân vật viễn thông-công nghệ tiêu biểu Việt Nam vì những đóng góp cho ngành trong một thập kỷ (giai đoạn 2000-2009).

Chia sẻ về định hướng phát triển của Viettel, ông Nguyễn Mạnh Hùng từng cho biết  doanh nghiệp muốn từ bỏ khái niệm nhà cung cấp viễn thông thành đơn vị cung cấp dịch vụ, tìm "miếng bánh" mới bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ thoại truyền thống. Với ông, thị trường thoại đang bị thu hẹp được xem như một cơ hội, là động lực cho Viettel trong quá trình đổi mới sáng tạo. "Viettel hôm nay bắt đầu ì ạch và chúng tôi cần một cú huých, đe dọa về doanh thu suy giảm nhanh để đổi mới, sáng tạo", ông nói.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, ngành viễn thông 100 năm qua đơn thuần cung cấp dịch vụ thoại và đến nay, mật độ điện thoại đã lên tới 96% nên nếu tiếp tục đầu tư như cũ, các doanh nghiệp sẽ gặp khó. Đứng trước thách thức, các đơn vị viễn thông buộc phải tìm cho mình con đường phát triển mới.

"Một số ngành sẽ biến mất nên doanh nghiệp không tìm kiếm không gian mới sẽ phải ngừng hoạt động", ông Hùng nhận định. Chia sẻ tại Hội nghị Triển khai Nhiệm vụ Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 2014 – 2015 mới đây, lãnh đạo Viettel nhận định đầu tư ra ngoài trong một số trường hợp là để tìm kiếm cơ hội mới. Do đó, ông cho rằng không nên cực đoan cấm tuyệt đối việc đầu tư ngoài ngành. 

Lãnh đạo Viettel đã đề nghị Chính phủ cho phép một tỷ lệ nhất định được đầu tư ngoài ngành và yêu cầu những khoản này phải hiệu quả, thông qua tỷ lệ lãi trên vốn chủ. Theo đề án tái cơ cấu tập đoàn được Chính phủ phê duyệt tháng 5/2013, Viettel đã phải thoái vốn tại công ty Cổ phần công nghệ Viettel và công ty Cổ phần Phát triển thương mại Vinaconex.

Nói về mục tiêu của tập đoàn, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Viettel sẽ đẩy các dịch vụ ngoài thoại, nhắn tin lên tỷ trọng gấp đôi, cơ cấu doanh thu của các dịch vụ cơ bản trong năm 2014 dự kiến đạt dưới 70%. Từ nay đến 2020, Viettel đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình năm là 15%, đến 2020 sẽ đạt doanh thu 20-25 tỷ USD và trở thành một trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới, xếp trong danh sách 10 doanh nghiệp toàn cầu về đầu tư viễn thông ra nước ngoài.

Viettel bước chân vào thị trường viễn thông từ năm 2000 bằng dịch vụ điện thoại giá rẻ đường dài trong nước. Thời điểm đó, tổng tài sản tập đoàn có 34 tỷ đồng. Sau gần 15 năm phát triển, Viettel trở thành tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam (xét về doanh thu, lợi nhuận và lượng thuê bao trên mạng lưới). Tổng doanh thu 2013 Viettel đạt 163.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 26.400 tỷ đồng.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.