Ước mơ “phổ cập” nhà giá rẻ của nữ kiến trúc sư 9X

(PLO) - Nảy sinh ý tưởng từ lúc ngồi trên ghế giảng đường, ấp ủ suốt 6 năm ròng và dành trọn tâm huyết phát triển ý tưởng mới hơn một năm nay, nữ kiến trúc sư đã có đơn hàng đầu tay. Đó là những bước đi chập chững đầy gian nan của Nguyễn Quỳnh Hương (SN 1990) trên hành trình hiện thực hóa giấc mơ đưa nhà tiền chế đến với mọi gia đình Việt Nam.
Quỳnh Hương (thứ 2 từ trái sang) tại một cuộc thi ý tưởng nhà tiền chế
Quỳnh Hương (thứ 2 từ trái sang) tại một cuộc thi ý tưởng nhà tiền chế

Ý tưởng nhà lắp ghép

Nhà tiền chế hay nhà thép tiền chế là khái niệm còn mới ở Việt Nam. Đây là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép, vật liệu 3D và được chế tạo, lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc- kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Hiểu nôm na rằng đây là nhà lắp ghép. 

Trở lại câu chuyện của Quỳnh Hương, cô gái 9X chia sẻ từ khi học năm thứ 2 Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã nảy ra ý tưởng phát triển nhà tiền chế ở Việt Nam. Hương nói nhà tiền chế là xu hướng phát triển ở nhiều nước hiện đại, nhất là ở châu Âu.

“Mình thấy ở Việt Nam nhà gạch bê tông tốn kém chi phí lớn, xây dựng lâu. Bất cứ ai khi xây nhà cũng kêu vất vả, vay mượn tiền bạc mệt mỏi. Trong khi nhà tiền chế vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian”, Hương chia sẻ.

Suốt những năm học đại học, Quỳnh Hương miệt mài tìm hiểu, tự thiết kế những mô hình nhà tiền chế nhưng rồi cũng chỉ để xếp xó trong ngăn kéo. Đến cuối năm 2016 khi đang làm việc tại một công ty thì Hương đổ bệnh nằm ở nhà nhiều ngày: “Bị ốm ở nhà nên có nhiều thời gian suy nghĩ. Mình thấy xu thế phát triển nhà tiền chế vẫn như các năm trước nên quyết định quay lại với ước mơ”, cô gái 9X chia sẻ.

Quỳnh Hương lập group online về nhà lắp ghép rồi thường xuyên chia sẻ kiến thức, thiết kế lên. Tới nay group đã có hơn 400 thành viên tham gia đều là các bạn trẻ đam mê kiến trúc.

Nữ kiến trúc sư 9x thảo luận mẫu nhà tiền chế cùng bạn bè
Nữ kiến trúc sư 9x thảo luận mẫu nhà tiền chế cùng bạn bè

An toàn, nhanh và rẻ

Đó là cụm từ nữ kiến trúc sư tự tin khi giới thiệu về nhà tiền chế. Quỳnh Hương chia sẻ nhà truyền thống xây bằng bê tông cốt thép, yếu tố chịu lực chính là dầm cột, bê tông cốt thép. Đối với nhà tiền chế cũng sử dụng khung thép chịu lực nên không hề thua kém. Các thông số chịu lực đều được tính toán, có bản vẽ thi công: “Ngôi nhà tiền chế có tuổi thọ từ 40-50 năm, yếu tố này có thể được cải thiện tùy vào vật liệu sử dụng”, Hương nói.

Nhà tiền chế sử dụng khung thép, tường cơ bản bằng các vật liệu như vỏ container, tôn xốp, composite, gỗ ép, gạch, 3D panel. Nhờ đa dạng vật liệu nên nhà tiền chế có cơ hội được sử dụng rộng rãi, có tính ứng dụng cao. Nhờ sử dụng vật liệu mới nên nhà tiền chế có giá hoàn thiện cơ bản chỉ khoảng 3 triệu đồng/m2.

Bên cạnh đó làm nhà tiền chế không cần làm móng hoặc làm móng đơn giản nên tiết kiệm đáng kể chi phí. Theo tính toán, cùng một căn nhà có diện tích như nhau thì nhà tiền chế rẻ hơn 30% so với nhà xây bê tông cốt thép. Trong khi đó thời gian hoàn thiện nhanh hơn 50% so với xây nhà truyền thống:

Lợi thế nữa là nhà tiền chế thi công rất đơn giản. Khách hàng chỉ việc chọn mẫu sau đó đơn vị thi công thiết kế, chuẩn bị kết cấu sẵn rồi đem đến lắp ráp: “Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu truyền thống làm giảm áp lực tải trọng. Tiết kiệm vật liệu phụ so với nhà cố định truyền thống. Lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết, phù hợp mọi địa phương”.

“Đặc biệt là tính di động của sản phẩm. Nếu thay đổi chỗ ở, bạn chỉ cần thuê dịch vụ vận chuyển để chuyển nhà tới vị trí mới thay vì đập bỏ, tốn kém xây nhà mới”, nữ kiến trúc sư nói.

Mẫu nhà tiền chế do kiến trúc sư Quỳnh Hương thiết kế
Mẫu nhà tiền chế do kiến trúc sư Quỳnh Hương thiết kế

Đơn hàng đầu tay

Theo phân tích của kiến trúc sư Quỳnh Hương, nhu cầu nhà ở ở Việt Nam hết sức bức thiết trong khi không phải mọi người đều có đủ năng lực tài chính. Đặc biệt nhà tiền chế với ưu thế giá rẻ, khả năng di động cao sẽ cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của phân khúc khách hàng thu nhập thấp và tầm trung.

Nhóm khách hàng Quỳnh Hương đánh giá nhiều tiềm năng là những người trẻ sống ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng có thu nhập từ 8-15 triệu đồng/tháng trở lên, sống độc thân hoặc các gia đình nhỏ. Dự án cũng nhắm tới nhóm khách hàng trong các dự án thiện nguyện như trẻ vùng cao, miền núi, người vùng lũ lụt, các chiến sĩ ở biên giới hải đảo.

Ngoài ra sản phẩm nhà tiền chế được ứng dụng rộng rãi như sử dụng làm studio triển lãm, văn phòng, cửa hàng, trường tiểu học, khu trọ sinh viên, nhà phố, nhà ở vùng nông thôn, nhà miền núi, hoặc cũng có thể làm biệt thự, resort du lịch hay trang trại.

Nữ kiến trúc sư phân tích, nếu đưa vào kinh doanh nhà tiền chế sẽ có nhiều nguồn doanh thu đa dạng từ các khoản như: Tư vấn thiết kế; sản xuất, thi công nhà ở, vận chuyển, cung cấp trang thiết bị và đồ gia dụng khác.

Tin vui rằng, vào tháng 3/2017, nữ kiến trúc sư đã nhận được đơn hàng đầu tiên thi công văn phòng container ở Hưng Yên. Cô gái chia sẻ vị khách là doanh nhân biết rõ về nhà tiền chế nên từ lúc liên lạc tới khi kí hợp đồng chưa đến tuần lễ. Nhóm của Hương mất 4 ngày để hoàn thành.

Theo tính toán của nữ kiến trúc sư, để vận hành một doanh nghiệp kinh doanh nhà tiền chế cần có xưởng, nhà mẫu và cần tối thiệu 20 người. Với tính toán sơ thảo ít nhất cũng trên dưới 10 tỷ đồng, số tiền này đủ doanh nghiệp duy trì trong 5 năm. Cũng chính gặp khó khăn về tài chính nên hiện ý tưởng lập công ty của Hương vẫn chưa thành hiện thực.

“Dự án 1-2 tỷ đồng kêu gọi vốn đã khó, ở đây cả chục tỷ, lại là mô hình mới thuộc ngành xây dựng nên mình hiểu việc kêu gọi đầu tư không hề đơn giản. Mình chỉ ước mơ có doanh nghiệp nào đó thấy được lợi ích nhà tiền chế, đầu tư để nhóm làm từng sản phẩm bán ra thị trường, tự xoay vòng vốn”, cô gái ước mơ.  

Rào cản quan niệm

Theo Hương, rào cản lớn nhất để phát triển nhà tiền chế ở Việt Nam chính là quan niệm về nhà ở. Nhiều gia đình vẫn giữ quan niệm phải có một ngôi nhà kiên cố chắc chắn, họ coi nhà tiền chế là tạm bợ, thiếu tính an toàn.

Hương giải thích: “Nhà, văn phòng container chỉ một phần nhỏ trong nhà tiền chế; container là một trong các vật liệu dùng làm nhà tiền chế. Từng có thời gian người ta gọi mình là “Hương container””.

Trong giai đoạn khó khăn về tài chính, Quỳnh Hương tập trung vào việc phổ biến kiến thức nhà tiền chế bằng cách viết bài đăng tải trên group online, tích cực tham gia các cuộc thi khởi nghiệp. Cô mong muốn ngày càng có nhiều người hiểu rõ về lợi ích nhà tiền chế, có cái nhìn cởi mở hơn.

Nữ kiến trúc sư 9X cũng đặt ra tình huống xấu nhất: “Nếu kéo dài mà không có kết quả, có thể vì áp lực kinh tế, áp lực gia đình mà mình phải tìm công việc đi làm trở lại. Có những lúc mình nghĩ hay chỉ nên phổ biến công thức, hướng dẫn cách lắp ráp thôi để mọi người dễ dàng thực hiện”, vẻ mặt Hương chùng xuống. Thế nhưng cô gái 9x tự tin rằng nhà tiền chế sẽ được nhiều người Việt lựa chọn trong tương lai không xa. 

Dự án kinh doanh nhà tiền chế (Xây dựng nhà giá thấp-Make your home by low price) của kiến trúc sư Quỳnh Hương lọt vào Top 20 Kickstart 2017 hồi tháng 7/2017- Chương trình do ba thành viên của Mạng lưới nhà đầu tư Thiên thần Việt Nam - iAngel triển khai, bao gồm Công ty CP Đầu tư Innovation Hub, Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH-CN Việt Nam (SVF) và Công ty CP Đầu tư phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK Holdings). Dự án cũng đạt giải MitFive Class 2 tháng 8/2017 và lọt vào Top 6 cuộc thi “Thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam” (VSIC 2017).

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.