Thơm ngon đậm đà sản phẩm “Nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền”

Bích Tuyền bên hệ thống lu khạp ủ cá linh và phơi nắng
Bích Tuyền bên hệ thống lu khạp ủ cá linh và phơi nắng
(PLVN) - Khởi nghiệp từ việc khai thác “tài nguyên bản địa” để làm giàu chính đáng bằng tài năng, bản lĩnh của mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương là điều mà đa số các bạn trẻ ngày nay quan tâm, chú trọng. Nổi bật trong số đó là chị Lương Thị Bích Tuyền, sinh năm 1988, ở ấp 1, xã An Hòa, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã chọn khởi nghiệp từ nước mắm nhỉ cá linh đậm đà hương vị hồn cốt quê hương, dân tộc Việt Nam.

Khởi nghiệp từ nghề truyền thống

Dự án “Nước mắm nhỉ cá linh truyền thống” của Bích Tuyền đã được vào vòng bán kết cuộc thi Ý tưởng, Dự án khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp tổ chức tại thành phố Cao Lãnh lần III/2017 và được vào vòng chung kết lần thứ IV/2018 tại thành phố Hồ Chí Minh… được nhiều tổ chức, cá nhân đánh giá có tính khả thi cao.

Lương Thị Bích Tuyền đã vinh dự được bình chọn là một trong 5 gương mặt tiêu biểu, điển hình đại diện cho tuổi trẻ trong huyện để tuyên dương, khen thưởng danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” nhân sinh nhật lần thứ 88 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh…

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầu nguồn sông Tiền, hằng năm, Lương Thị Bích Tuyền, ngụ ấp 1, xã An Hòa, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đều chứng kiến cảnh mùa nước nổi từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về mang theo nhiều loại thủy sản - độc đáo nhất là loài cá linh, một sản vật quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.

Với nguồn tài nguyên quý giá này, cô gái trẻ Bích Tuyền đã nảy sinh ý tưởng sáng tạo là chế biến nước mắm nhỉ truyền thống từ con cá linh để vừa có nước mắm nhỉ ăn trong gia đình - vừa giữ nghề truyền thống của cha ông và tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình để thoát nghèo, tạo việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. 

Chị Tuyền vui vẻ chia sẻ: “Tiếp nối truyền thống làm nước mắm nhỉ từ con cá linh của bà nội và ba tôi… sau khi được ba chỉ dạy tận tình, vào năm 2014, tôi bắt tay vào nghề. Lúc đầu, tôi chỉ ủ có 3 khạp (tương đương 40kg cá linh và muối).

Sau 1 năm ủ, khuấy đảo và phơi nắng 40kg cá linh và muối đã cho ra 20 lít nước mắm nhỉ cốt. Có được sản phẩm, tôi đem bán thử ra thị trường. Lúc đầu gặp nhiều khó khăn, do giá bán cao hơn các loại nước mắm nấu và nước mắm công nghiệp… Vả lại, số lượng nước mắm nhỉ của tôi rất ít vì phải nhỉ từng giọt và đem phơi nắng cho nước mắm chín đều, thơm, ngon, đậm đà…

Nhờ kiên trì tiếp thị, giới thiệu sản phẩm và cho nhiều khách hàng đến xem tận mắt cách chế biến nước mắm nhỉ của tôi đảm bảo chất lượng, không dùng bất cứ một loại hóa chất gì… Dần dà sản phẩm nước mắm nhỉ cá linh của tôi được người tiêu dùng tin tưởng và mua sử dụng nhiều.

Từ đó, tôi tập trung vốn, mua thêm dụng cụ, nguyên vật liệu và mở cơ sở sản xuất nước mắm nhỉ truyền thống, đăng ký thương hiệu độc quyền mang tên “Nước mắm nhỉ Bích Tuyền”. Từ khi mở cơ sở sản xuất đến nay, thị trường bán nước mắm nhỉ Bích Tuyền ngày càng mở rộng. Từ đó, sản lượng nước mắm nhỉ Bích Tuyền của tôi chế biến ngày càng tăng”.

Bích Tuyền bên sản phẩm nước mắm nhỉ truyền thống do cơ sở của mình sản xuất
Bích Tuyền bên sản phẩm nước mắm nhỉ  truyền thống do cơ sở của mình sản xuất

Nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm nhỉ truyền thống là: cá linh và muối… Từ lúc ủ, khuấy đảo và phơi nắng đến khi cho ra từng giọt nước mắm nhỉ thành phẩm đậm đà, thơm ngon… từ 9 tháng đến gần 1 năm. Chị Tuyền bày tỏ: “Để có đủ nguồn cá linh nguyên liệu chế biến nước mắm nhỉ, mỗi năm vào mùa nước nổi tôi thu mua với số lượng nhiều đủ sản xuất nước mắm bán ra thị trường trong thời gian tới 2 năm…”.

Lúc đầu, chị Tuyền chỉ sản xuất nhỏ lẻ với những dụng cụ chế biến thô sơ. Mỗi ngày, chỉ sản xuất vài chục chai nước mắm nhỉ thành phẩm. Khi sản phẩm nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp tín nhiệm mua nhiều, chị Tuyền đã đầu tư thêm vốn mở rộng cơ sở sản xuất, trang bị thêm thiết bị hiện đại, khép kín đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế và thương hiệu nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền nên sản phẩm nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền sản xuất ra càng ngày càng tăng.

Nếu như năm 2015, bình quân mỗi tháng cơ sở chỉ cung cấp ra thị trường từ 20 - 50 lít nước mắm nhỉ cốt, với 2 loại chai nhựa và chai sành, có thể tích từ 180ml đến 500ml và 1.000ml thì từ năm 2017 đến nay, mỗi tháng cơ sở cung cấp ra thị trường từ 200 - 250 lít nước mắm nhỉ cốt. Doanh thu từ 17 - 21 triệu đồng/tháng.

Bà Thiên Hương ở xã Tân Phú, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Mấy năm gần đây, tôi thường mua và sử dụng nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền. Tôi thấy, đây là một loại nước chấm và cũng là loại gia vị nêm nếm, tẩm ướp để kho, nướng… rất ngon và đang được nhiều thực khách rất ưa thích-nhất là các bà nội trợ như tôi, vì nó có hương vị đậm đà, thơm ngon và nhiều dinh dưỡng…”.

Nhiều tiềm năng phát triển

Do sản phẩm nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền thơm ngon đậm đà, không chất bảo quản, không chất tạo mùi, đảm bảo an toàn chất lượng vệ sinh thực phẩm được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm nên bán rất chạy.

Các loại chai nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền xã An Hòa
Các loại chai nước mắm nhỉ truyền  thống Bích Tuyền xã An Hòa

Không ít mối lái đặt hàng mua với số lượng lớn để mở đại lý, cửa hàng… Sản phẩm nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền không chỉ có mặt trên thị trường miền Tây Nam Bộ mà còn lên tận thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên... Sản phẩm nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền còn được tham gia trưng bày và bán sỉ, lẻ tại các Hội chợ do tỉnh Đồng Tháp tổ chức.

Cơ sở hiện đang tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương, với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người. Bà Nguyễn Thị Lan (SN 1958) và ông Lê Văn Cường (SN 1988) là hai công nhân làm việc thường xuyên của cơ sở cho biết: “Chúng tôi làm ở cơ sở này từ năm 2017 tới nay. Chúng tôi làm ở khâu quậy mắm, nhỉ mắm vô chai, đóng nút, dán nhãn… Mỗi tháng thu nhập hơn 3 triệu đồng. Chúng tôi thấy cô Bích Tuyền, chủ cơ sở ở đây vui vẻ lắm, đối xử với chúng tôi rất tốt, cô Tuyền, không có phân biệt giữa chủ và người làm công…”.

Chị Tuyền cho biết: “Sắp tới, cơ sở  của tôi không chỉ mở rộng quy mô sản xuất nước mắm nhỉ truyền thống mà còn chế biến ra sản phẩm mới là nước mắm cá linh hương dừa, làm thêm loại nước mắm có giá rẻ một chút để bán cho những người có thu nhập thấp…”.

Anh Nguyễn Chí Khanh - Phó Bí thư Huyện Đoàn Tam Nông nhận xét: “Tôi đánh giá rất cao về chất lượng nước mắm nhỉ truyền thống của bạn Bích Tuyền. Đây là sản phẩm thông thường nhưng nó rất thông dụng với mọi gia đình của người Việt Nam.

Bà Lan và ông Cường đang đóng chai nước mắm nhỉ và dán nhãn
Bà Lan và ông Cường đang đóng chai  nước mắm nhỉ và dán nhãn

Dự án “Nước mắm nhỉ truyền thống Bích Tuyền” có nhiều tiềm năng phát triển, phát huy tài nguyên bản địa bằng sức mạnh công nghệ... được Ban Thường vụ Huyện Đoàn rất quan tâm và đầu tư hỗ trợ về vốn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và tham gia các cuộc thi trong và ngoài tỉnh… Phương hướng tới, Huyện Đoàn sẽ tiếp tục hỗ trợ dự án này tham gia các phiên chợ nông nghiệp xanh, nhịp cầu xúc tiến thương mại, giới thiệu đến các chợ đầu mối lớn, các siêu thị...

Đồng thời phối hợp với Trung tâm Phát triển du lịch huyện Tam Nông ký kết các tua du lịch gắn kết với các sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên tại các địa phương, nhằm thực hiện chương trình trọng tâm của tỉnh, huyện về thực hiện đề án phát triển du lịch và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Đọc thêm

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.