Tăng vù vù, cổ phiếu Vinamilk lọt top 5 cổ phiếu đắt giá nhất thị trường chứng khoán Việt

(PLO) - Bò sữa Vinamilk – doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường và cũng luôn được đánh giá là doanh nghiệp hiếm có trên sàn chứng khoán – đang giao dịch ở P/E 26 lần, trong một thập kỷ trở lại đây, cổ phiếu của doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam luôn nằm trong đích ngắm của nhiều quỹ đầu tư tên tuổi.

Phiên giao dịch ngày 04/12, cổ phiếu VNMcủa Vinamilk chính thức chạm ngưỡng 200.000 đồng. Đây là mức giá cao nhất (tính theo giá điều chỉnh) của Vinamilk từ trước đến nay.

Đạt mức giá 200.000 đồng/cổ phiếu, Vinamilk lọt top 5 cổ phiếu có mức giá trên 200.000 đồng và đắt giá nhất thị trường chứng khoán Việt.

Đứng đầu về thị giá hiện tại vẫn là cổ phiếu SAB của Sabeco. SAB tăng giá mạnh thời gian qua sau thông tin sắp sửa bán vốn. Tuy nhiên, sự tăng giá ầm ầm của cổ phiếu SAB khiến nhiều người dùng từ “mức giá trên trời” để mô tả cổ phiếu này. Tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu SAB đã tăng hơn 70% lên 335.000 đồng/cp và trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất TTCK Việt Nam. Tại mức giá này, P/E Sabeco đã lên tới gần 49, bỏ xa các “đại gia” bia trên Thế giới như Heineken (P/E 27), Carlsberg (P/E 22), ThaiBev (P/E 18), Asahi Group (P/E 24), Kirin Holdings (P/E 21), San Miguel (P/E 15), Sapporo (P/E 28)…

Việc tăng giá quá “nóng” trong năm 2017 đã khiến vốn hóa Sabeco hiện lên tới 9,6 tỷ USD, vượt qua vốn hóa một số doanh nghiệp tầm cỡ ngành bia như Sapporo Holdings (2,5 tỷ USD), San Miguel (5,3 tỷ USD). Trong khi đó, quy mô của Sabeco lại quá nhỏ bé so với các doanh nghiệp kể trên.

Đứng thứ hai về thị giá là cổ phiếu VCS của Vicostone. Bất đắc dĩ phải “bán mình” cho đối thủ, Vicostone đã tăng trưởng gấp 20 lần thành công ty 700 triệu USD chỉ sau 3 năm. Những biến động lớn về cơ cấu sở hữu trong năm 2014 đã đưa Vicostone từ nguy cơ “bị đe dọa về thị phần, triển vọng tăng trưởng” phải chấp nhận để đối thủ thâu tóm trở thành một trong những doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng nhất trong suốt 3 năm qua.

Vấn đề tăng giá của Vicostone bắt đầu sau thú vị của câu chuyện về đối thủ của Vicostone là Phenikaa thâu tóm thành công Vicostone thì chính Phenikaa lại bị “thâu tóm” bởi chủ tịch Vicostone Hồ Xuân Năng.

Và sau câu chuyện thâu tóm là câu chuyện giao dịch cổ phiếu VCS trên thị trường chứng khoán không còn sôi động nữa. Thanh khoản cổ phiếu VCS hiện chỉ đạt ~70.000 cổ phiếu mỗi phiên.

Tang vu vu, co phieu Vinamilk lot top 5 co phieu dat gia nhat thi truong chung khoan Viet hinh anh 1

5 cổ phiếu đắt giá nhất thị trường chứng khoán Việt 

Đứng thứ ba về thị giá cổ phiếu là CTD của Coteccons. Nằm im suốt nhiều tháng trời quanh giá 200.000 – 210.000 đồng, CTD dường như chỉ còn phù hợp với những nhà đầu tư muốn giữ tiền một cách an toàn. Thế nhưng bất ngờ trong tháng qua, CTD bật tăng đi ngược tình trạng chung của hầu hết các cổ phiếu trên thị trường và cùng ngành.

Với cơ cấu tài chính nổi tiếng lành mạnh, kết quả kinh doanh bứt phá đã khiến một cổ phiếu thị giá cao nhưng an toàn như CTD trở thành lựa chọn lý tưởng cho giai đoạn này. Riêng quý 3/2017 Coteccons báo lãi sau thuế 477,5 tỷ đồng, tăng trưởng 30,5% so với quý 3 năm ngoái. Đây cũng là mức lợi nhuận lớn nhất trong quý 3 mà Coteccons đạt được trong nhiều năm trở lại đây.

Đứng thứ 4 về thị giá là cổ phiếu VCF của Vinacafe’ Biên Hòa. Hiện tại, cổ phiếu VCF đã đạt đến ngưỡng 205.000 đồng/cp và nhìn chung, sau khi Masan thâu tóm VCF thì cổ phiếu này cứ tăng đều đặn, từ từ với thanh khoản rất thấp.

 Và, VNM của Vinamilk là doanh nghiệp đứng thứ 5 về thị giá và lọt top 5 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán có giá trên 200.000 đồng.

Cổ phiếu VNM đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn SCIC thoái vốn lần thứ 2. Với mức giá này, vốn hóa của Vinamilk đạt gần 290,3 nghìn tỷ đồng tương đương hơn 13 tỷ USD.

Bò sữa Vinamilk – doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường và cũng luôn được đánh giá là doanh nghiệp hiếm có trên sàn chứng khoán – đang giao dịch ở P/E 26 lần. Trong một thập kỷ trở lại đây, cổ phiếu của doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam luôn nằm trong đích ngắm của nhiều quỹ đầu tư tên tuổi (Dragon Capital, Vina Capital, DWS, IPMorgan...) khi các tổ chức này đầu tư vào TTCK Việt Nam. Và không ít quỹ đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, nhờ khoản đầu tư này.

Việc cổ phiếu VNM tăng giá mạnh đã giúp cho tỷ phú Thái-người đã rót hàng tỷ đô để mua cổ phiếu VNM từ SCIC thoái vốn giàu thêm rất nhiều.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.