Sẽ manh tay với lãnh đạo nhiều tập đoàn để hoang đất công?

UDIC cũng bị liệt vào danh mục các “ông lớn” có dự án “rùa bò”
UDIC cũng bị liệt vào danh mục các “ông lớn” có dự án “rùa bò”
(PLO) - Để tài sản công lãng phí, nhiều lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty bị đề nghị xử lý trách nhiệm…
Theo Báo cáo kiểm toán năm 2013 về niên độ ngân sách năm 2012 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), hàng loạt tập đoàn, tổng công ty mặc dù đang quản lý và sử dụng diện tích đất đai lớn nhưng lại kém hiệu quả, để hoang hóa…
“Trùm mền” hàng trăm nghìn hécta đất
Một trong những doanh nghiệp tên tuổi được nhắc đến trong Báo cáo lần này là Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Dệt may (Vinatex), TCty Công trình giao thông 1 (Cienco1), TCty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO), TCty Hàng không Việt Nam (VNA), TCty Công nghiệp hóa chất mỏ (MICCO)… Trong đó, Tập đoàn VRG hiện có đến 111.470ha đất chưa sử dụng. 
Tình trạng lãng phí đất đai cũng xảy ra phổ biến tại Vinatex, TCty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex), Cty CP Cơ khí xây dựng 121 thuộc Cienco 1, IDICO, VNA, MICCO…, khi những doanh nghiệp này đều sở hữu cả ngàn mét vuông đất nhưng lại để hoang hóa, bỏ không.
Được giao lượng lớn quỹ đất nên nhiều tập đoàn, TCty cũng đã chuyển đổi mục đích để tiến hành thực hiện nhiều dự án bất động sản về nhà ở. Tuy nhiên, theo KTNN, hầu hết các tập đoàn, TCty có đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản đều có dự án triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm.
Đơn cử, TCty Địa ốc Sài Gòn (RESCO) với hàng loạt dự án được giao đất từ trước năm 2002 nhưng đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa hoàn thành; hay 7/7 dự án kinh doanh bất động sản được chọn để kiểm toán của TCty Công trình giao thông 5 (Cienco 5) đều chậm tiến độ. Dự án nhà ở CT13 phục vụ tái định cư ở khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội) của  TCty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) thực hiện với số vốn 593 tỉ đồng cũng chậm tiến độ đến 6 năm. 
Dự án hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) của doanh nghiệp này chậm 8 năm. 24 dự án và 37 gói thầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng chậm tiến độ. Đối với TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), mặc dù một số dự án được giao đất từ những năm 2005- 2009 nhưng đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa triển khai.
KTNN đã chỉ ra tại Cty Cổ phần Đầu tư khoáng sản - than Đông Bắc (thuộc TCty 319) sử dụng chưa đạt mục tiêu của phương án đầu tư được duyệt tại thửa 259 đường Trần Não (phường Bình An, quận 2, TP.HCM và đất tại xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông); VNA cũng có 24.717,8m2 đất dự án đang bị “đắp chiếu”, không đưa vào sử dụng.
Do đất đai bị “trùm mềm” nên tài sản công đang bị “xâu xé”, lấn chiếm, bị tranh chấp. Theo đó, VRG đang “đau đầu” khi có đến 12.000ha đất bị lấn chiếm, Seaprodex 24.619m2, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài 18.881m2. Các đơn vị khác như Cty CP In Hàng không cũng bị lấn chiếm 900m2, Vinacomin 497m2…
Xử lý trách nhiệm
Trước thực trạng này, KTNN đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cienco 5 làm rõ để xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại trong sử dụng quyền sử dụng đất 112.528m2 (đất dự án Làng Bang, TP.Hạ Long, Quảng Ninh); bảo lãnh để Cty CP Đầu tư An Hưng vay vốn không đúng theo quy định.
Đồng thời, đơn vị kiểm toán cũng kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm liên quan đến vấn đề đất đai đối với HĐQT, Ban Giám đốc Cienco1 trong việc chưa xây dựng phương án sử dụng 18.386,7m2 đất còn bỏ trống tại khu tập thể và xưởng cơ khí ở Hà Nội. 
Vinatex bị đề nghị kiểm điểm và thông qua người đại diện phần vốn chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến những sai sót, hạn chế trong việc thực hiện dự án xây dựng tòa nhà tại số 10 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM; chưa chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đất tại số 57B Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội với Cty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu theo kết luận của Ban Chỉ đạo 09.

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.