SCIC có những khoản lãi “vô hình”!

Bên cạnh những kết quả có thể “cân, đong, đo, đếm” được, sau 5 năm kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) còn góp công lớn trong việc đổi mới  phương thức quản trị doanh nghiệp...


Bên cạnh những kết quả có thể “cân, đong, đo, đếm” được, sau 5 năm kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) còn góp công lớn trong việc đổi mới  phương thức quản trị doanh nghiệp...

“Lãi mẹ đẻ lãi con”…

Trong số 1.000 doanh nghiệp (DN) tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, đến nay SCIC đã thực hiện bán vốn tại gần 520 DN, trong đó bán hết vốn tại 466 DN với giá trị sổ sách bán vốn khoảng 1.280 tỷ đồng. Số tiền thu về đạt khoảng 2.770 tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với mệnh giá. Thông qua bán vốn, danh mục DN của SCIC giảm về số lượng nhưng tổng giá trị vốn nhà nước do SCIC quản lý không ngừng gia tăng do vốn nhà nước được đưa vào các doanh nghiệp có hiệu quả. Tổng giá trị vốn nhà nước theo giá trị sổ sách do SCIC quản lý đã tăng trên 2 lần, từ khoảng 7.500 tỷ lên trên 15.000 tỷ đồng. Cũng thông qua kế hoạch bán vốn, số tiền mà Nhà nước dự kiến tiếp tục thu về đến hết năm 2012 gần 8.000 tỷ đồng.

SCIC có những khoản lãi “vô hình”! ảnh 1
 

“Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng để SCIC tăng cường đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng hoặc đầu tư linh hoạt để tăng trưởng nguồn vốn nhà nước…”- ông Lại Văn Đạo, Tổng Giám đóc SCIC khẳng định.

Song song với hoạt động quản lý và tái cơ cấu vốn nhà nước tại DN, SCIC cũng triển khai mạnh mẽ hoạt động đầu tư. Tổng vốn đầu tư của SCIC đến nay đạt trên 6.000 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: mua cổ phiếu, trái phiếu của các DN; góp vốn thành lập DN mới; đầu tư tăng vốn tại các DN có lợi thế trong sản xuất kinh doanh với vai trò cổ đông nhà nước; đầu tư dự án  trong các lĩnh vực như: năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao...

Đổi mới quản trị doanh nghiệp

“Với việc chuyển phần vốn nhà nước về SCIC quản lý, hoạt động của Vinamilk ngày càng có nhiều thuận lợi hơn so với tước kia. Chức năng quản lý nhà nước đã được tách bạch với quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đồng. Từ khi chuyển về SCIC, việc đưa ra các quyến định liên quan đến hoạt động cả Vinamilk rất nhanh, không phải trình qua nhiều cấp. Với Vinamilk, SCIC đã đóng đúng vai trò là cổ đông lớn, luôn ủng hộ, hỗ trợ Vinamilk trong quá trình điều hành DN, việc xin ý kiến cũng rất thuận lợi và nhanh chóng…”- bà Mai Kiều Liên- Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Năm Căn - ông Nguyễn Trường Giang khẳng định: “Với vai trò là nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty trong thời gian qua, SCIC chứng tỏ là một cổ đông năng động và có trách nhiệm. Với tư cách là một cổ đông lớn của công ty, SCIC đã tham gia vào việc xây dựng chiến lược phát triển của đơn vị, đóng góp nhiều ý kiến cho người đại diện trong công tác điều hành thông qua các cuộc họp HĐQT và ĐHĐC…”

Không chỉ DN lớn như Vinamilk hay Công ty Thủy sản Năm Căn, những DN nhỏ cũng chung cảm nhận đó. Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chợ Lạng Sơn, ông Phạm Văn Dũng cho biết: “Công ty cổ phần Chợ Lạng Sơn chỉ có vốn 23 tỷ đồng, nhưng có đến hơn 1.000 cổ đông là tiểu thương kinh doanh buôn bán, đồng thời cũng là đối tác nên luôn nằm trong tình trạng mâu thuẫn về lợi ích, khiếu nại khiếu kiện. Tuy nhiên, kể từ khi chuyển về SCIC, chúng tôi cùng với SCIC thực hiện nhiều giải pháp cứng rắn, xử lý đúng các quy định về tranh chấp nên hoạt động của chợ Lạng Sơn đã đi vào ổn định, bắt đầu kinh doanh có lãi…”

Phát biểu tại buổi lẽ kỷ niệm 5 năm này thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng III, Bộ trường Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cũng khẳng định, thông qua việc tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, phương thức quản trị doanh nghiệp đã từng bước được thay đổi, quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của DN đã được thực hiện. Các DN sau khi chuyển giao về tổng công ty đạt kết quả khả quan trong sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đều có sự tăng trưởng. Lợi ích của DN, lợi ích của cổ đông trong đó có cổ đông nhà nước và lợi ích của người lao động được giải quyết hài hoà.

Theo kế hoạch đến năm 2015, tầm nhìn 2020, “siêu” tổng công ty này sẽ thực hiện bán vốn từ 450- 500 DN, đưa số lượng DN nắm giữ vốn trên dưới 100 DN.

THANH THANH

Đọc thêm

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.